hướng dẫn
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (15/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
video
Video
THĂM DÒ Ý KIẾN
liên kết website
hướng dẫn
Ngày 30/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đỗ Minh
Ngày 30/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với nhiệm vụ “Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Rèn Đa Sỹ” của phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”, mã số SHTT/04-2022-3. Nhiệm vụ do ThS. Nguyễn Văn Ba – Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển thương hiệu AMC Việt Nam thực hiện.
Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố do ThS Lưu Đức Thanh – Nguyên Giám đốc Trung tâm Thẩm định chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu quốc tế, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN làm Chủ tịch. ThS Nguyễn Khắc Sự – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội là Phó Chủ tịch Hội đồng.
Làng Đa Sỹ thuộc phường Kiến Hưng quận Hà Đông có nghề rèn truyện thống nổi tiếng khắp cả nước. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm của lịch sử của đất nước, nghề rèn được người dân Đa Sỹ giữ lửa và không ngừng phát triển cho đến ngày nay. Những sản phẩm như: búa, tràng, bào, đục, lưỡi cưa, mai, cuốc, thuổng, dao kéo các loại của làng nghề tỏa đi khắp mọi miền phục vụ cho công cuộc sản xuất và đời sống của người dân. Nghề rèn đã trở thành nghề chính mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân Đa Sỹ, bộ mặt làng, xã ngày càng hiện đại và tươi đẹp hơn.
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, mặc dù trước sức ép của đô thị hóa, của hội nhập, làng nghề vẫn tiếp tục được duy trì phát triển với khoảng 700 hộ đang trực tiếp sản xuất, trên 100 cơ sở kinh doanh và thu gom sản phẩm và nhiều cơ sở, hộ gia đình làm các dịch vụ như cung cấp nguyên liệu sắt, thép và bán lẻ các sản phẩm làng nghề. Bên cạnh đó, làng nghề đã có 12 nghệ nhân do UBND thành phố công nhận và 16 nghệ nhân do Trung ương Hội làng nghề Việt Nam công nhận. Đây là những cơ sở quan trọng để làng nghề tồn tại và phát triển.
Là làng nghề có lịch sử, có danh tiếng lâu đời, gắn với sản phẩm có chất lượng, nhưng Đa Sỹ vẫn còn những tồn tại làm cho làng nghề chưa phát triển được như kỳ vọng trong bối cảnh và yêu cầu hội nhập hiện nay.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề truyền thống, tạo đà cho làng nghề Đa Sỹ phát triển theo hướng bền vững, thúc đẩy làng nghề và hỗ trợ người dân làm nghề phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, nhiệm vụ “Xây dựng, quản lý NHTT “Rèn Đa Sỹ” của phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội được thực hiện nhằm mục tiêu chung: Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Rèn Đa Sỹ” của phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội nhằm bảo tồn, phát huy danh tiếng sản phẩm làng nghề truyền thống, nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị của sản phẩm, nâng cao thu nhập người dân, góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương theo hướng bền vững.
Từ đó, Chủ nhiệm nhiệm vụ và các cộng sự xác định mục tiêu cụ thể cần đạt được gồm:
- Nhãn hiệu tập thể “Rèn Đa Sỹ” của phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội được bảo hộ;
- Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Rèn Đa Sỹ” được ban hành;
- Tập huấn về kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất, kinh doanh-thương mại hóa sản phẩm mang Nhãn hiệu tập thể “Rèn Đa Sỹ”.
Sau thời gian thực hiện, nhiệm vụ Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Rèn Đa Sỹ” của phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đã hoàn thành các nội dung công việc và đáp ứng được các mục tiêu đề ra, đảm bảo tiến độ và chất lượng theo đặt hàng được phê duyệt
Nhiệm vụ đã khảo sát 100 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm rèn Đa Sỹ và một số cán bộ quản lý tại địa phương để khẳng định nghề rèn ở Đa Sỹ là nghề truyền thống lâu đời, có danh tiếng. Địa danh “Đa Sỹ” đáp ứng các tiêu chí về sự nổi tiếng gắn với nghề rèn, sản phẩm rèn, là tên địa danh được sử dụng phổ biến trong thương mại sản phẩm và sơ bộ đáp ứng các tiêu chí bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ tên địa danh cho sản phẩm truyền thống làng nghề dưới hình thức nhãn hiệu tập thể. Các sản phẩm rèn Đa Sỹ phong phú về chủng loại, kiểu dáng, có đặc điểm nhận diện và tiêu chí chất lượng cảm quan tương đối rõ ràng là “cứng, sắc, sáng, bén”. Hội làng nghề rèn Đa Sỹ là chủ thể đáp ứng các điều kiện về mặt thực tiễn và về mặt pháp lý cũng như sự đồng lòng của người sản xuất kinh doanh sản phẩm rèn tại địa phương để trở thành chủ thể đăng ký và chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể “Rèn Đa Sỹ” và Khu vực địa lý tương ứng với nhãn hiệu tập thể “Rèn Đa Sỹ” là toàn bộ phường Kiến Hưng bao gồm cả làng Đa Sỹ và làng Mậu Lương. Đây là những cơ sở ban đầu để thấy được “Rèn Đa Sỹ” có thể đáp ứng các quy định về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và có cơ sở để thực hiện các hoạt động tiếp theo của nhiệm vụ
Nhóm thực hiện nhiệm vụ đã xây dựng, hoàn thiện và nộp bộ hồ sơ đăng ký NHTT “Rèn Đa Sỹ” gồm 02 công việc, 04 hoạt động và 5 sản phẩm đã được hoàn thành để đăng ký bảo hộ thành công NHTT “Rèn Đa Sỹ”. Nhãn hiệu tập thể “Rèn Đa Sỹ” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ số 515283 theo Quyết định số 142001/QĐ-SHTT ngày 03/12/2024.
Chủ nhiệm nhiệm vụ và các cộng sự đã xây dựng hệ thống các văn bản, công cụ quản lý NHTT “Rèn Đa Sỹ” gồm: Tiêu chí sản phẩm mang NHTT “Rèn Đa Sỹ”; Tài liệu hướng dẫn kĩ thuật sản xuất sản phẩm mang NHTT “Rèn Đa Sỹ”; Qui định về quản lý tem nhãn và các phương tiện nhận diện NHTT “Rèn Đa Sỹ”; Qui định kiểm soát NHTT “Rèn Đa Sỹ”; Bộ biểu mẫu quản lý quá trình sản xuất và sử dụng NHTT “Rèn Đa Sỹ”; Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng NHTT “Rèn Đa Sỹ”; Tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm mang NHTT sử dụng mã truy hồi nhanh (QR Code) ứng dụng vào quản lý nguồn gốc, chất lượng sản phẩm và quảng bá NHTT “Rèn Đa Sỹ”.Các văn bản, công cụ quản lý này sẽ là cơ sở để đảm bảo chất lượng sản phẩm làng nghề truyền thống và là căn cứ cho tổ chức sở hữu NHTT- Hội làng nghề rèn Đa Sỹ và các chủ thể sử dụng NHTT cho sản phẩm rèn quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Nhiệm vụ cũng xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang NHTT “Rèn Đa Sỹ” với 02 công việc 03 hoạt động đã xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang NHTT “Rèn Đa Sỹ”: Cẩm nang giới thiệu sản phẩm mang NHTT “Rèn Đa Sỹ”; Chuyên mục quảng bá, giới thiệu NHTT “Rèn Đa Sỹ” trên mạng xã hội; Bộ nhận diện NHTT “Rèn Đa Sỹ”; In ấn thử nghiệm cho hoạt động vận hành, quản lý ban đầu NHTT “Rèn Đa Sỹ”. Đây là cơ sở để vận hành các hoạt động thương mại, quảng bá sản phẩm mang NHTT một cách bài bản, tuân thủ pháp luật.
Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ đã tổ chức 04 lớp tập huấn cho 240 lượt học viên về: kiến thức sở hữu trí tuệ và giới thiệu bộ công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Rèn Đa Sỹ”; kiến thức, kỹ năng quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Rèn Đa Sỹ” và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu cá nhân cho các sản phẩm mang NHTT và kỹ năng kinh doanh, thương mại hóa sản phẩm. Đây cũng là thành quả của nhiệm vụ bên cạnh việc bàn giao toàn bộ sản phẩm, kết quả của nhiệm vụ cho tổ chức sở hữu NHTT “Rèn Đa Sỹ” là Hội làng nghề Rèn Đa Sỹ.
Hoạt động tập huấn đã giúp cán bộ Hội làng nghề Rèn Đa Sỹ và các hội viên sản xuất kinh doanh các sản phẩm rèn Đa Sỹ nắm vững ý nghĩa, giá trị của NHTT Rèn Đa Sỹ được bảo hộ, đồng thời hiểu các quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân mình cũng như của tổ chức khi tham gia vào các hoạt động liên quan tới quản lý, sử dụng NHTT và phát triển sản phẩm rèn mang NHTT.
NHTT “Rèn Đa Sỹ” được bảo hộ, công tác quản lý được vận hành, công tác xúc tiến thương mại được thúc đẩy theo hướng phát triển chung cho cả làng nghề sẽ giúp người tiêu dùng tin tưởng hơn, khả năng cạnh tranh tốt hơn từ đó cơ hội mở rộng thị trường cao hơn.
Sản phẩm rèn của Đa Sỹ được quản lý chất lượng, chất lượng sản phẩm tăng lên, kèm theo đó, sản phẩm có nhãn hiệu sẽ làm gia tăng giá trị của sản phẩm, theo đó thu nhập của người sản xuất, kinh doanh cũng được tăng theo, góp phần nâng cao đời sống, ổn định xã hội tại địa phương.
NHTT “Rèn Đa Sỹ” là loại hình nhãn hiệu cộng đồng, sẽ tập hợp được những người sản xuất, kinh doanh sản phẩm cùng nhau đoàn kết, thúc đẩy, phát huy tính liên kết phát triển cộng đồng theo chuỗi giá trị vì sự phát triển làng nghề và sản phẩm làng nghề.
NHTT “Rèn Đa Sỹ” được bảo hộ và tạo các tiền đề thúc đẩy phát triển là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và của Đảng bộ và chính quyền quận Hà Đông nói riêng trong phát triển kinh tế tập thể, bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống. Đây là nền tảng để quận Hà Đông thực hiện mục tiêu của chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo chương trình OCOP hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố sau khi xem xét, đánh giá đã thống nhất nghiệm thu nhiệm vụ đạt loại Khá.
CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: “Giải pháp tổng thể... (15/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Nghiên cứu xây dựng... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Nghiên cứu, xây... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Đăng ký, bảo hộ và... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Đăng ký, bảo hộ và... (13/01/2025)