hướng dẫn
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (15/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
video
Video
THĂM DÒ Ý KIẾN
liên kết website
hướng dẫn
Ngày 30/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đỗ Minh
Ngày 30/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với nhiệm vụ “Đăng ký, bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý “Gà Mía – Sơn Tây” của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội”, mã số SHTT/23-2022-3. Nhiệm vụ do KS. Nguyễn Thị Hiền – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố do ThS Lưu Đức Thanh – Nguyên Giám đốc Trung tâm Thẩm định chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu quốc tế, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN làm Chủ tịch. TS Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội là Phó Chủ tịch Hội đồng.
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập, các sản phẩm nông nghiệp cần có các dấu hiệu nhận diện thương mại và các dấu hiệu này cần được bảo hộ quyền SHTT để cạnh tranh. Bảo hộ CDĐL cho các thực phẩm có chất lượng đặc thù từ sản xuất đến tiêu dùng là cơ sở để nâng cao vị thế và giá trị sản phẩm, ngăn chặn gian lận về nguồn gốc xuất xứ. Tiếp cận này được thế giới (gà Vollais de Bresse của Pháp, đùi lợn nuối Iberico của Tây Ban Nha...) và trong nước (mật ong Hà Giang, thịt cừu Ninh Thuận, thịt dê Ninh Bình, thịt bò Hà Giang, nhung hươu Hà Tĩnh...) áp dụng thành công.
Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội là nơi sở hữu giống “gà Mía” bản địa gốc của Việt Nam. Gà Mía gắn liền với văn hóa xứ Đoài “đặc sản tiến vua, dâng thánh”, dưới góc độ khoa học và tiêu dùng được đánh giá có chất lượng thịt và trứng tốt (thịt thơm, vị ngọt đậm; chắc và ít mỡ...). Xây dựng CDĐL “Sơn Tây” cho “gà Mía” của thị xã Sơn Tây là phù hợp với chiến lược chăn nuôi của Việt Nam theo hướng chất lượng gắn với nguồn gốc địa lý.
Định danh pháp lý CDĐL là giai đoạn đầu trong quá trình định vị sản phẩm trên thị trường. Để đảm bảo tính bền vững, CDĐL “Gà Mía - Sơn Tây” cần được quản lý và kiểm soát chất lượng và các dấu hiệu nhận diện thương mại nhằm duy trì ưu thế cạnh tranh so với các sản phẩm đại chúng.
Nhiệm vụ KH&CN “Đăng ký bảo hộ và quản lý CDĐL “Gà Mía – Sơn Tây” cho sản phẩm gà Mía của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội” sử dụng công cụ CDĐL (chất lượng đặc thù của sản phẩm gắn với các điều kiện địa lý của khu vực sản xuất) nhằm nâng cao danh tiếng, giá trị của sản phẩm trên thị trường và thu nhập cho người chăn nuôi cũng như bảo tồn và phát triển nguồn gen di truyền quý đã từng có nguy cơ tuyệt chủng.
Nhiệm vụ được thực hiện nhằm mục tiêu chung: Đăng ký bảo hộ và quản lý CDĐL “Gà Mía - Sơn Tây” cho sản phẩm gà thịt và thịt gà từ giống gà Mía của thị xã Sơn Tây nhằm duy trì danh tiếng và uy tín, nâng cao giá trị của sản phẩm, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh và phát triển du lịch của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Mục tiêu cụ thể được nhóm thực hiện nhiệm vụ xác định là:
- Bảo hộ thành công CDĐL “Gà Mía - Sơn Tây” của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội;
- Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý CDĐL được ban hành;
- Tập huấn về kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh – thương mại hóa sản phẩm mang CDĐL.
Qua thời gian thực hiện, nhiệm vụ KH&CN: Đăng ký bảo hộ và quản lý CDĐL “Gà Mía – Sơn Tây” của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội” đã cơ bản hoàn thành các nội dung theo tiến độ và chất lượng được phê duyệt, đáp ứng được các mục tiêu đề ra, bước đầu mang lại một số hiệu quả và có thể đưa vào khai thác thương mại và quản lý.
Nhiệm vụ đã đánh giá được thực trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm và các vấn đề có liên quan đến đăng ký bảo hộ và quản lý CDĐL “Sơn Tây” làm luận cứ cho việc bảo hộ và quản lý CDĐL “Sơn Tây”. Đồng thời đăng ký bảo hộ thành công CDĐL “Sơn Tây” cho sản phẩm gà Mía của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội;
Chủ nhiệm nhiệm vụ và các công sự đã xây dựng và hoàn thiện được hệ thống các văn bản và công cụ quản lý CDĐL “Sơn Tây” và chất lượng sản phẩm mang CDĐL. Cùng với đó là xây dựng được hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu CDĐL “Sơn Tây” và phương án tổ chức quản lý CDĐL và kiểm soát chất lượng sản phẩm gà Mía mang CDĐL “Sơn Tây”;
Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ đã tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực về quản lý, sử dụng và khai thác CDĐL “Sơn Tây”.
Nhiệm vụ đã cụ thể hóa mục tiêu phát triển những sản phẩm chiến lược, có lợi thế gắn với du lịch, hoàn thành Chương trình OCOP và xây dựng NTM, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sơn Tây nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
Chỉ dân địa lý sẽ hạn chế việc lạm dụng danh tiếng của “Gà Mía – Sơn Tây” trong hoạt động thương mại, từ đó nâng cao giá trị và uy tín của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Tạo tiền đề nâng cao giá trị gia tăng của gà đặc sản, thu nhập của người sản xuất, phát triển chăn nuôi “Gà Mía - Sơn Tây” bền vững trước sức ép cạnh tranh (trong nước và quốc tế), nâng cao nhận thức về CDĐL, bảo tồn và phát triển nguồn gen vật nuôi quý của Việt Nam gắn với phát triển kinh tế.
Các chủ thể kinh tế được nâng cao năng lực để hạn chế rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ; được sử dụng logo, tem Qr-code, nhãn, bao bì sản phẩm do nhiệm vụ xây dựng; được nâng cao nhận thức về xây dựng và bảo vệ CDĐL cho sản phẩm do mình sản xuất/kinh doanh; được tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh thương mại do thị xã và thành phố hỗ trợ; được cập nhật các thông tin về thị trường, tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu quảng bá sản phẩm theo chủ trương của thị xã và thành phố.
Chỉ dẫn địa lý “Gà Mía – Sơn Tây” giúp người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm mang CDĐL có chất lượng, được kiểm soát, đảm bảo ATTP và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố sau khi xem xét, đánh giá đã thống nhất nghiệm thu nhiệm vụ đạt loại Khá.
CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: “Giải pháp tổng thể... (15/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Nghiên cứu xây dựng... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Nghiên cứu, xây... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Đăng ký, bảo hộ và... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Đăng ký, bảo hộ và... (13/01/2025)