hướng dẫn
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (15/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (15/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (15/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
video
Video
THĂM DÒ Ý KIẾN
liên kết website
Thông tin chỉ đạo điều hành
Ngày 7/1/2025, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được của đề án khoa học “Giải pháp tổng thể phát triển bền vững du lịch Hồ Tây”, mã số CT02/03-2023-3 do ThS Nguyễn Đình Khuyến – Chủ tịch UBND quận Tây Hồ làm Chủ nhiệm.
Đỗ Minh
Ngày 7/1/2025, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được của đề án khoa học “Giải pháp tổng thể phát triển bền vững du lịch Hồ Tây”, mã số CT02/03-2023-3 do ThS Nguyễn Đình Khuyến – Chủ tịch UBND quận Tây Hồ làm Chủ nhiệm.
Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố do TS. Lê Văn Hoạt – Nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội làm Chủ tịch; TS. Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
Hồ Tây là hồ nước ngọt tự nhiên với diện tích khoảng 528 ha, chu vi 18km, là một trong những hồ lớn nhất của Thủ đô. Xung quanh hồ và vùng phụ cận có nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng và làng nghề truyền thống nổi tiếng. Ngoài giá trị văn hóa, lịch sử thì hồ Tây có tiềm năng về kinh tế, du lịch rất lớn. Với lợi thế về cảnh quan tự nhiên rộng lớn.
Hồ Tây không chỉ có ý nghĩa về du lịch cảnh quan, giải trí cho người dân Thủ đô và khách du lịch trong nước, quốc tế mà còn có ý nghĩa quan trọng về cân bằng sinh thái được ví như “lá phổi xanh” của Hà Nội. Bên cạnh đó, nơi đây là một hệ sinh thái thủy vực nước ngọt đặc thù. Hồ Tây được biết đến là một hệ sinh thái đất ngập nước đặc biệt với sự đa dạng về động thực vật, được coi là điển hình nhất của các hệ sinh thái nước ngọt, nước đứng đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, những giá trị về đa dạng sinh học nơi đây đang suy giảm hiện hữu từng ngày.
Công tác quản lý, khai thác Hồ Tây từ tháng 9/2016 đến năm 2023 do 7 đơn vị, khai thác theo quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, việc quản lý, khai thác Hồ Tây được giao 6 sở, ngành và UBND quận Tây Hồ quản lý theo từng lĩnh vực chuyên ngành và không có đầu mối thống nhất quản lý; một số lĩnh vực vẫn chưa rõ đơn vị quản lý, chưa rõ quy trình thực hiện. Vì vậy, UBND quận Tây Hồ không thể chủ động và gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc tổ chức thực hiện, triển khai nhiệm vụ khai thác các giá trị, lợi thế của hồ Tây tương xứng với tiềm năng.
Bên cạnh những bất cập trong công tác quản lý hồ Tây trong suốt thời gian dài những hạn chế về công tác quy hoạch, hạn chế thu hút đầu tư, thiếu các sản phẩm du lịch đặc trưng và hấp dẫn, sự quan tâm và ý thức của các chủ thể tham gia kinh doanh du lịch... khiến cho hoạt động du lịch trên địa bàn còn phát triển chưa theo định hướng, chưa đảm bảo các mục tiêu về phát triển bền vững.
Để có cơ sở đầu tư, quản lý, khai thác, phát triển du lịch không gian hồ Tây, không gian ven hồ và các vùng phụ cận được đồng bộ, hài hòa giữa lợi ích phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng gắn với bảo tồn giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, đề án “Giải pháp tổng thể phát triển bền vững du lịch Hồ Tây” là nhiệm vụ cấp thiết và cần ưu tiên triển khai thực hiện trong bối cảnh hiện nay nhằm mục tiêu chung: Đề xuất giải pháp tổng thể phát triển bền vững du lịch hồ Tây.
Việc triển khai Đề án góp phần cụ thể hóa chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội đối với quận Tây Hồ trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 và các năm tiếp theo để phát huy các lợi thế, tiềm năng của địa phương, khơi thông nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Do đó, đề án xác định các mục tiêu cụ thể là:
- Nhận diện phát triển bền vững du lịch hồ Tây và vùng phụ cận;
- Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch hồ Tây theo hướng bền vững giai đoạn 2016-2022;
- Đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp tổng thể phát triển bền vững du lịch hồ Tây đến năm 2030.
Nhóm thực hiện đề án tiến hành nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của Hồ Tây và không gian ven hồ, vùng phụ cận (bao gồm 08 phường xung quanh hồ Tây của quận Tây Hồ và một số khu vực, điểm du lịch ở quân Ba Đình có tiếp giáp với hồ Tây) trong giai đoạn 2016 – 2022 và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch hồ Tây; các hoạt động, các tổ chức, cá nhân liên quan đến phát triển bền vững du lịch hồ Tây đến năm 2030.
Chủ nhiệm đề án và các cộng sự đánh giá về phát triển bền vững nói chung và đánh giá phát triển bền vững đối với ngành du lịch căn cứ theo 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó có tham khảo, vận dụng Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam, lựa chọn một số chỉ tiêu phù hợp để đánh giá ở cấp địa phương. Với cách tiếp cận này, khi đánh giá phát triển bền vững du lịch ở cấp địa phương đề án đã lưu ý đến các yếu tố đặc thù của địa phương, mối liên hệ tương quan giữa quận Tây Hồ với các quận, huyện khác và giữa quận Tây Hồ với Hà Nội. Việc đánh giá các lĩnh vực này đối với phát triển du lịch, đặt trong mối quan hệ tổng thể và đồng bộ giữa không gian Hồ Tây với không gian ven hồ và các vùng phụ cận đảm bảo việc quản lý, khai thác Hồ Tây hiệu quả, phát triển bền vững.
Ngoài việc tuân thủ theo các chính sách của Trung ương, thành phố Hà Nội còn ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể, đặc biệt là các định hướng, chính sách phát triển du lịch như chính sách thu hút đầu tư, thị trường, giải phóng mặt bằng, cơ chế, chính sách đặc thù..., quận Tây Hồ xây dựng các quy định, hướng dẫn cho các hoạt động kinh doanh cá thể, công tác bảo vệ môi trưởng, giữ gìn an ninh trật tự và nhiều quy định có liên quan khác. Đây chính là các yếu tố quan trọng góp phần phát triển bền vững du lịch Hồ Tây,
Đề án cũng tìm hiểu những bài học thành công và thất bại về phát triển bền vững du lịch của các nước/địa phương, từ đó lựa chọn các giải pháp, cách làm phù hợp, hiệu quả với điều kiện của quận Tây Hồ, tránh những mô hình đã thất bại trong thực tiễn.
Việc phát triển bền vững du lịch hồ Tây và vùng phụ cận cần đánh giá các yếu tố về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường; đồng thời để đánh giá phát triển du lịch cần đánh giá các yếu tố, điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kết nối hồ Tây với vùng phụ cận và các khu vực lân cận có ảnh hưởng khác. Để phát triển bền vững du lịch hồ Tây không chỉ là việc làm của chính quyền quận Tây Hồ mà còn các quận, huyện khác và đặc biệt là vai trò của chính quyền Thành phố trong triển khai.
Kết quả nghiên cứu của Đề án góp phần bổ sung căn cứ, cơ sở lý luận để đơn vị nghiên cứu tham mưu với Thành phố việc triển khai cụ thể hóa Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, 10 Chương trình công tác của Thành ủy khóa XVII và các chương trình công tác của Quận ủy Tây Hồ phù hợp với đặc điểm tình hình của Thủ đô trong giai đoạn tới.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội trong công tác chỉ đạo, điều hành việc phát triển du lịch Thủ đô đến năm 2030 phù hợp với diễn biến, tình hình mới. Đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn cho các các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, Thị xã về những định hướng phát triển bền vững du lịch gắn với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương. Từ đó ban hành các cơ chế điều hành phù hợp và đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia, đem lại hiệu quả phát triển bền vững.
Từ kết quả nghiên cứu, UBND quận Tây Hồ đưa ra một báo cáo đánh giá tổng quát về phát triển bền vững du lịch quận Tây Hồ và du lịch Hồ Tây trong giai đoạn 2022- 2030 và những kiến nghị góp phần phát triển du lịch Thủ đô theo hướng hiệu quả và bền vững.
Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố thống nhất nghiệm thu đề tài đạt loại Khá.
CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Nghiên cứu các giải... (15/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Chuyển đổi số trong... (15/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: “Giải pháp tổng thể... (15/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Nghiên cứu xây dựng... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Nghiên cứu, xây... (13/01/2025)