hướng dẫn
- Hội nghị Tập huấn về Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước (07/09/2024)
- Thông tư Quy định về đo lường đối với phương... (05/09/2024)
- Danh mục dữ liệu mở tháng 8/2024 lĩnh vực Tiêu... (05/09/2024)
- Lịch Công tác Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công... (04/09/2024)
- Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tiếp nhận công... (04/09/2024)
video
Video
THĂM DÒ Ý KIẾN
liên kết website
hướng dẫn
Trong 2 ngày 30-31/07/2024, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tổ chức Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ VI.
Phương Yên
Trong 2 ngày 30-31/07/2024, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tổ chức Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ VI.
Hội nghị có sự tham dự của trên 300 đại biểu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân ở Trung ương và địa phương; đại diện các tổ chức, cá nhân thực hiện công việc bức xạ trong cả nước, các tổ chức hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT), các cơ quan, tổ chức có hoạt động hợp tác và hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân.
Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về ATBXHN giai đoạn 2022-2024 trong phạm vi cả nước. Tạo diễn đàn để các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật và các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực NLNT trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đáp ứng sự cân bằng giữa nhu cầu, lợi ích của các ứng dụng bức xạ và hạt nhân trong các lĩnh vực và các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh hạt nhân cho phát triển bền vững và đề xuất các giải pháp, kiến nghị và định hướng phát triển hoạt động ATBXHN trong thời gian tới.
Tại phiên khai mạc, dưới sự điều hành của lãnh đạo Cục ATBXHN và lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Hội nghị đã được nghe báo cáo về Công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân ở Việt Nam kể từ Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ 5 của Cục ATBXHN và Báo cáo Công tác quản lý nhà nước| về an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
Theo báo cáo tham luận của ông Nguyễn Tuấn Khải – Cục trưởng Cục ATBXHN, công tác quản lý nhà nước về ATBXHN và ứng dụng NLNT ở Việt Nam, trong khoảng 20 năm gần đây đã mang lại đóng góp to lớn đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như y tế, công nghiệp, nông nghiệp và tài nguyên môi trường. Trong 2 năm 2022-2024, sự phát triển nhanh của ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ thể hiện qua số lượng giấy phép, giấy đăng ký tăng gần 12-15%. Các thiết bị bức xạ tiên tiến trong y học hạt nhân và xạ trị tiếp tục được triển khai tại nhiều tỉnh trong cả nước. Hiện, Bộ KH&CN đang thực hiện Đề án xây dựng Luật NLNT (sửa đổi); Quy hoạch phát triển ứng dụng NLNT đến 2030 tầm nhìn đến 2050; Dự án xây dựng Trung tâm KH&CN hạt nhân.
Công tác quản lý trong 2 năm qua đã ghi nhận những thành tựu về hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, đẩy mạnh hoạt động cấp phép, cấp đăng ký trên Hệ thống dịch vụ công cấp độ 4; tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác cấp phép. Công tác thanh tra ATBXHN được triển khai thực hiện đúng kế hoạch, đạt mục tiêu tăng cường công tác quản lý nhà nước và nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh bức xạ và hạt nhân; triển khai hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế; phối hợp các Bộ, ngành tăng cường hạ tầng an ninh hạt nhân quốc gia; triển khai hiệu quả các ứng dụng NLNT; sẵn sàng ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân.
Để tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, bảo đảm sự phát triển bền vững của ứng dụng NLNT cần: tăng cường nguồn lực đáp ứng yêu cầu xây dựng Cơ quan pháp quy hạt nhân dựa trên 03 trụ cột cơ bản (xây dựng văn bản; thẩm định - cấp phép; thanh tra an toàn bức xạ) bên cạnh công tác hợp tác quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật và thông tin đào tạo phục vụ quản lý nhà nước; tăng cường hạ tầng công nghệ thông tin; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ công trực tuyến; hoàn thiện mạng quan trắc phóng xạ môi trường quốc gia và cơ sở dữ liệu phông phóng xạ môi trường phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân; phối hợp hiệu quả với Tổng cục Hải quan khai thác hiệu quả hệ thống cổng phát hiện phóng xạ tại sân bay, cảng biển, cửa khẩu; kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu kim loại có nguy cơ nhiễm xạ.
Phát biểu tham luận tại Hội nghị, bà Nguyễn Tố Quyên - Phó Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội đã báo cáo về Công tác quản lý nhà nước về ATBXHN trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn thành phố Hà Nội ước tính có khoảng hơn 600 nguồn phóng xạ đang sử dụng; hơn 1.500 nguồn phóng xạ đang lưu kho; khoảng 250 cơ sở tiến hành công việc bức xạ (có sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ; sản xuất, chế biến chất phóng xạ; sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ; lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng); hơn 400 cơ sở tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế). Các cơ sở chịu sự quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, bao gồm cả lực lượng quân đội, công an,… dẫn đến công tác quản lý gặp khó khăn, các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng chưa được giám sát chặt chẽ.
Điều đó cho thấy, cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng bức xạ và hạt nhân trong các ngành kinh tế - xã hội, Thành phố Hà Nội cũng cần phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân, nhằm giảm thiểu đến mức tối đa, hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra sự cố bức xạ và hạt nhân.
Thành phố Hà Nội luôn chú trọng công tác thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các tổ chức, cá nhân, các cơ sở tiến hành công việc bức xạ để đưa các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân vào đời sống xã hội; Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố Hà Nội về phát triển khoa học và công nghệ, định hướng, giải pháp tăng cường công tác quản lý và các hoạt động an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030.
Mặc dù còn khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân nhưng trong thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ, quan tâm chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Khoa học và Công nghệ mà trực tiếp là Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội cũng như Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành khác trên cả nước đã ngày một nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn. Các hoạt động cấp phép tiến hành công việc bức xạ, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ; thanh tra, kiểm tra an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nguồn phóng xạ trên địa bàn thành phố; cung cấp, trao đổi thông tin, cơ sở dữ liệu về các cơ sở tiến hành công việc bức xạ; công tác tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; tổ chức các hoạt động quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu phông nền phóng xạ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội… được quan tâm, chú trọng thường xuyên đã mang lại những kết quả đáng khích lệ.
Đặc biệt, quy trình, thủ tục cấp phép đã minh bạch, rõ ràng, công khai, kết hợp việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp việc hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý các hồ sơ cũng như giải quyết thắc mắc của người dân được nhanh gọn, rõ ràng. Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, chuẩn bị ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân được quan tâm.
Mặc dù đạt được một số kết quả song công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân vẫn còn một số vấn đề đặt ra, đó là: cơ sở dữ liệu về các đơn vị sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trên địa bàn chưa đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; thiếu cán bộ quản lý về an toàn bức xạ và hạt nhân; chế tài xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử chưa đủ sức răn đe;…
Theo bà Nguyễn Tố Quyên, để tăng cường hơn nữa công tác QLNN về ATBXHN, cần xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung để đảm bảo thông tin quản lý các đơn vị sử dụng nguồn phóng xạ, cơ sở tiến hành công việc bức xạ đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Việc xây dựng có thể do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện, các địa phương cập nhật, sử dụng trong công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân. Đồng thời nâng cấp các kho lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, có cơ chế hỗ trợ phù hợp đối với các đơn vị có nguồn phóng xạ đã qua sử dụng để bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.
Trong các phiên làm việc tiếp theo, các đại biểu tham dự Hội nghị đã được nghe các tham luận và trao đổi, thảo luận:thảo luận về các chủ đề chính: Công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân; An ninh hạt nhân - Phóng xạ môi trường - Ứng phó sự cố. Các tham luận trình bày tại Hội nghị đã đề cập đến các nội dung cụ thể gồm: Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Định hướng hoàn thiện chính sách, |pháp luật NLNT đáp ứng yêu cầu |phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh và hội nhập quốc tế; Công tác cấp phép về an toàn bức xạ, hạt nhân trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2024 và một số đề xuất, kiến nghị; Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về ATBXHN giai đoạn 2022 – 2023; Đánh giá 03 năm thực hiện Nghị định 142/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn; Năng lực kỹ thuật trong hoạt động hỗ trợ cơ quan quản lý về an toàn bức xạ; Công tác đảm bảo chất lượng (QA/QC) đối với các thiết bị y học hạt nhân, xạ trị và điện quang; Quản lý liều chiếu xạ trong y tế: kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam; Hợp tác với Ban An ninh hạt nhân (IAEA) trong quản lý vật liệu MORC tại Việt Nam; Dự án của IAEA về xây dựng năng lực ứng phó sự cố an ninh hạt nhân; Hợp tác với các đối tác Việt Nam trong việc tăng cường quản lý an ninh nguồn phóng xạ; Báo cáo đánh giá thực trạng, nguy cơ và đề xuất giải pháp đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nằm ngoài kiểm soát tại các cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, tiêu thụ và tái chế phế thải kim loại, phôi thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo phóng xạ môi trường và công tác diễn tập ứng phó sự cố tỉnh Quảng Ninh năm 2023; Xây dựng nền phông phóng xạ gamma khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng sớm bởi sự cố hạt nhân ngoài biên giới phía Bắc phục vụ công tác ứng phó sự cố; Báo cáo số liệu quan trắc phóng xạ của các trạm CTBT gần Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023; Đo bức xạ môi trường - Cơ hội và thách thức của việc đo độ phóng xạ tự nhiên và nhân tạo trong môi trường…
Kể từ Hội nghị Pháp quy hạt nhân lần thứ I năm 2014, trong hơn 10 năm qua, các Hội nghị pháp quy hạt nhân đã thực sự phát huy vai trò là diễn đàn quan trọng để các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, cơ sở bức xạ cùng tổng kết hoạt động, chia sẻ thông tin và đề xuất các giải pháp hướng tới mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn, an ninh, ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình.
CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hội nghị Tập huấn về Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước (07/09/2024)
- Thông tư Quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 (05/09/2024)
- Danh mục dữ liệu mở tháng 8/2024 lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (05/09/2024)
- Lịch Công tác Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội Tuần 36,... (04/09/2024)
- Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tiếp nhận công chức năm 2024 (04/09/2024)