Kho tư liệu - thư viện ảnh

video

Video

Không tìm thấy video nào

THĂM DÒ Ý KIẾN

Lấy ý kiến bình chọn về nôi dung trên trang

tin tổng hợp

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ
Ngày đăng 23/07/2024 | 12:37  | Lượt xem: 497

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đặc biệt quan tâm, chú trọng đến phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, các văn kiện của Đảng đã đề cập toàn diện, sâu sắc vai trò của KH,CN&ĐMST thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu phát triển đất nước của Đảng. KH,CN&ĐMST được xác định là công cụ then chốt trong phát triển bền vững; đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các thách thức trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.

Đỗ Minh

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đặc biệt quan tâm, chú trọng đến phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, các văn kiện của Đảng đã đề cập toàn diện, sâu sắc vai trò của KH,CN&ĐMST thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu phát triển đất nước của Đảng. KH,CN&ĐMST được xác định là công cụ then chốt trong phát triển bền vững; đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các thách thức trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.

Đối với ngành KH&CN nói chung và KH&CN Thủ đô nói riêng, đồng chí Nguyễn Phú Trong luôn có sự quan tâm lớn thể hiện qua sự lãnh đạo, chỉ đạo, những bài viết, bài nói trong suốt quá trình công tác, trên các cương vị về vai trò, vị trí tầm quan trọng của KH&CN, cũng như những căn dặn đối với những nhà khoa học, cơ quan quản lý phải làm gì để KH&CN thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại.

Năm 2003, trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo thực hiện Chương trình KH&CN cấp Thành phố Mã số 01X-13: “Những luận cứ khoa học cho việc đánh giá quá trình đổi mới  ở Thủ đô và định hướng phát triển đến năm 2010”.

Mục tiêu của Chương trình là nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tổng kết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn qua 20 năm đổi mới, tiến hành nghiên cứu, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc tổng kết, đánh giá quá trình đổi mới ở Thù đô; Xác định phương hướng phát triển giai đoạn 2006 - 2010, phục vụ xây dựng văn kiện Đại hội XIV Đảng bộ Thành phố Hà Nội, đồng thời đóng góp vào việc tổng kết chung của Trung ương.

Chương trình đã đánh giá toàn diện và sâu sắc quá trình đổi mới 20 năm qua của thủ đô, rút ra những bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo và tổ chức triển khai hoạt động quản lý đô thị, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội và thực hiện các nghiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Chương trình 01X-13 đã làm rõ những luận cứ khoa học chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô, xác định các thành phần kinh tế, xác định các ngành công nghiệp chủ lục giai đoạn 2006 - 2010,… Các kết quả nghiên cứu nói trên kịp thời phục vụ việc xây dựng các văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng rất quan tâm đến đội ngũ các nhà khoa học và cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường của Thủ đô. Đồng chí thường xuyên có những cuộc làm việc, chỉ đạo đối với Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cũng như đội ngũ trí thức, nhà khoa học của Hà Nội về định hướng phát triển KH&CN Thủ đô.

 

Trong Lời tựa ấn phẩm “25 năm hoạt động khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường Thủ đô 1978 – 2003” Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng đã viết: “Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong 17 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Thủ đô Hà Nội, với vị trí là Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của cả nước đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng trên nhiều lĩnh vực. An ninh, chính trị luôn, được giữ vững; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Trong đó khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng”.

Trong những lần làm việc với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Sở Khoa học, công nghệ và Môi trường Hà Nội, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh đến vai trong đặc biệt của khoa học và công nghệ và nhiệt liệt hoan nghênh, biểu dương và ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu và sáng tạo, cống hiến của đội ngũ các nhà khoa học và tập thể cán bộ, công chức Sở Khoa học, công nghệ và Môi trường Hà Nội.

Để góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, đồng chí đề nghị: “Khoa học và Công nghệ Hà Nội phải phát triển đi trước một bước, giải quyết kịp thời những vẫn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược phát triển Thủ đô, đẩy mạnh áp dụng thành quả khoa học và công nghệ nhằm đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Hà Nội phải đi đầu trong việc đổi mới cơ chế quản lý, phát huy tiềm năng , xây dựng, phát triển thị trường khoa học và công nghệ , tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước, không ngừng đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ” để góp phần xứng đáng vào việc đưa trình độ khoa học và công nghệ Thủ đô ngày càng phát triển, vươn tới những tầm cao mới.

 

Năm 2012, trên cương vị Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất và cuối cùng của Đảng, Nhà nước là bảo vệ vững chắc và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no. Do đó, cũng như mọi ngành, nghề lĩnh vực khác, KH&CN phải phục vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Tổng Bí thư cho rằng, thời gian qua mặc dù điều kiện kinh tế tài chính có hạn, điểm xuất phát thấp nhưng hoạt động KH&CN đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Những thành tựu KH&CN bao gồm cả khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, KH&CN, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng... đã đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đường lối, chính sách, luật pháp..., những luận điểm cơ bản, con đường phát triển của đất nước được vạch rõ trong các văn kiện của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội các giai đoạn... đều phải dựa trên những luận cứ khoa học và thực tiễn.

 

Tổng Bí yêu cầu ngành KH&CN cần tổng kết lại những kết quả đã đạt được, tiếp tục phát huy thành tựu và kinh nghiệm rút ra trong quá trình phát triển, khắc phục những hạn chế, yếu kém để tập trung phát triển KH&CN hơn nữa. Đồng thời nhấn mạnh 7 nội dung ngành KH&CN cần tập trung thực hiện trong thời gian tới:

Thứ nhất, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nhận thức, tư duy về KH&CN trong điều kiện mới.

Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế chính sách để phát triển KH&CN. Đây là điểm mấu chốt. Cơ chế chính sách bao gồm chính sách đầu tư, cơ chế tài chính, giao kế hoạch, đặt hàng, khoán sản phẩm… Trong đó, cần nhấn mạnh đổi mới cơ chế tài chính sao cho tập trung được mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài.

Thứ ba, đổi mới hệ thống tổ chức làm công tác nghiên cứu triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN, bao gồm mạng lưới các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp làm KH&CN cho phù hợp điều kiện kinh tế thị trường.

Thứ tư, đổi mới công tác quản lý, làm sao để phát huy thế mạnh nguồn nhân lực, khuyến khích người tài, tạo môi trường dân chủ và thuận lợi cho cán bộ KH&CN yên tâm công tác. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Bộ KH&CN.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác KH&CN, sử dụng cán bộ KH&CN hiện có và có chính sách trọng dụng người tài. Đào tạo nhân lực một số ngành mũi nhọn, lĩnh vực trọng điểm và có chính sách tôn vinh cán bộ KH&CN.

Thứ sáu, phối hợp với các cơ quan, các ngành, các cấp kịp thời và nhịp nhàng hơn, làm các ngành hiểu chúng ta hơn.

 

Năm 2015, khi đến thăm Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp tục nhấn mạnh Đảng, Nhà nước rất quan tâm phát triển KH&CN, đặc biệt là công nghệ cao. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Để đi lên chủ nghĩa xã hội, phải tiến hành 3 cuộc cách mạng, đó là cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng KH&CN và cách mạng tư tưởng văn hóa, trong đó cách mạng KH&CN là then chốt. Tổng Bí thư chỉ ra, trong những năm gần đây, khi đất nước tiến hành đổi mới, hội nhập quốc tế, Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng phát triển KH&CN, coi đây là quốc sách hàng đầu, là yếu tố quyết định trí tuệ và sức mạnh của một dân tộc, là một trong những động lực để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đầu tư cho KH&CN cũng như giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển.

Có thể thấy, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của KH&CN đối với sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới, đồng thời có những bổ sung, phát triển quan trọng, nhấn mạnh rõ hơn KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới. Đặc biệt, vai trò của KH,CN&ĐMST đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia, là công cụ then chốt trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các thách thức trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.

Thực hiện lời căn dăn và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngành KH&CN nói chung và KH&CN Thủ đô nói riêng sẽ tiếp tục, nỗ lực hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu Nghị quyết Đại hội các cấp của Đảng. Cụ thể hoá, triển khai các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng về phát triển KH,CN&ĐMST, thúc đẩy phát triển KH,CN&ĐMST, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.