Kho tư liệu - thư viện ảnh

video

Video

Không tìm thấy video nào

THĂM DÒ Ý KIẾN

Lấy ý kiến bình chọn về nôi dung trên trang

tin tổng hợp

Tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật và kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ tại Trường Đại học Ngoại thương
Ngày đăng 12/10/2024 | 15:10  | Lượt xem: 461

Ngày 12/10/2024, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN và Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật và kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp, các nhà sáng chế không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội và các bạn sinh viên Trường Đại học Ngoại thương .

Đỗ Minh

Ngày 12/10/2024, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN và Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật và kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp, các nhà sáng chế không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội và các bạn sinh viên Trường Đại học Ngoại thương .

Lớp tập huấn được tổ chức với mục đích đưa sở hữu trí tuệ (SHTT) trở thành công cụ quan trọng, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và Hà Nội nói riêng, tạo môi trường thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, TS Lê Trần Phong - Trưởng phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ - Sở Khoa học và công nghệ Hà Nội đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng của SHTT trong việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro về pháp lý, bản quyền. SHTT còn là tài sản giá trị, giúp doanh nghiệp tăng cường cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.

TS Lê Trần Phong cho biết, trong bối cảnh hội nhập hiện nay giữa các quốc gia, sự hội nhập quốc tế về khoa  học – kỹ thuật – công nghệ ngày càng phát triển, kéo theo những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói riêng và quyền tác giả nói chung ngày càng có xu hướng gia tăng. Thực trạng này tại Việt Nam diễn ra khá phổ biến và rộng rãi bởi tốc độ của công nghệ thông tin trên Internet với độ phủ sóng làm cho những hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng trở nên phức tạp.

Do đó, theo TS Lê Trần Phong, một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng còn chưa sâu rộng, chưa kịp thời, không thường xuyên; việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan còn hạn chế; hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Bên cạnh đó, các chủ sở hữu đối tượng bị vi phạm cũng không chủ động đi “đòi” quyền lợi của mình dù rất bức xúc khi thấy chúng bị sử dụng tràn lan với mục đích thương mại. 

TS Lê Trần Phong chia sẻ: Thời điểm tốt nhất để các doanh nghiệp chú trọng đến SHTT là ngay khi mới nhen nhóm ý tưởng kinh doanh. Các đối tượng của quyền SHTT có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, khi bắt đầu kinh doanh và hợp tác đầu tư, doanh nghiệp cần nhận biết và bảo vệ các đối tượng SHTT có khả năng xuất hiện.

Phát biểu tại Lớp tập huấn, PGS.TS Trần Thị Ngọc Quyên – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương, khẳng định vai trò của SHTT và thực trạng hoạt động đăng ký quyền SHTT của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhận thấy sự cần thiết có các cuộc hội thảo giúp doanh nghiệp, cộng đồng xã hội và sinh viên thảo luận về vấn đề này.

PGS.TS Trần Thị Ngọc Quyên nhận định: Thế kỷ 21 là không gian của sự sáng tạo. Các quốc gia trên thế giới đều có chiến lược phát triển hướng tới mục tiêu này. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới phục vụ thị trường mới. Trong bối cảnh đó, SHTT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xu hướng phát triển này. Hà Nội là thành phố sáng tạo tại Việt Nam. Trường Đại học Ngoại thương  là trường ĐH đổi mới sáng tạo nên những nỗ lực kết nối giữa cơ quan QLNN, trường ĐH và các doanh nghiệp thông qua lớp tập huấn này chính là một dự án cụ thể thực tiễn chính sách hướng đến đổi mới sáng tạo tại Thủ đô.  Và chính sự tích cực tham gia của đại diện nhân sự đến từ nhiều DN trong sự kiện này cũng đã phản ánh rõ điều đó. Hy vọng, khóa tập huấn sẽ đem lại được những giá trị cho các bên tham gia. 

PGS.TS Trần Thị Ngọc Quyên cũng cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã phối hợp với trường Đại học Ngoại thương tổ chức Lớp Tập huấn. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa. Đặc biệt đối với các bạn sinh viên trường Đại học Ngoại thương. Lớp Tập huấn sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về về các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, vai trò của quyền sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp và nhà nước cũng như mối quan hệ giữa quyền Sở hữu trí tuệ với thương mại quốc tế. Trên cơ sở đó, học phần bước đầu giúp sinh viên nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ.

 

Lớp tập huấn đã được nghe TS. Hà Thị Nguyệt Thu - Phòng Thanh tra và giải quyết khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản tổng quan về SHTT, bảo hộ và khai thác quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng và quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp dựa trên quyền sở hữu công nghiệp. Đồng thời TS.  Hà Thị Nguyệt Thu cũng cập nhật thông tin, trao đổi, thảo luận và đưa ra những ví dụ thực tế, những bài học kinh nghiệm để làm rõ thêm chủ đề lớp học.

Lớp tập huấn sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, nắm bắt được cơ bản kiến thức về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng nhằm hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.