Thông Báo
- Thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho Công ty Cổ phần... (21/01/2025)
- Thông báo Quyết định Về việc công bố công khai dự toán phân bổ dự toán kinh... (08/01/2025)
- Thông báo Quyết định Về việc công bố công khai dự toán thu, chi ngân sách năm... (24/12/2024)
- Thông báo Kết luận Thanh tra về việc thanh tra về an toàn bức xạ, đo lường... (24/12/2024)
- Thông báo Quyết định về việc công nhận sáng kiến cơ sở và đánh giá hiệu quả... (23/12/2024)
hướng dẫn
- Thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận doanh... (21/01/2025)
- Phổ biến Quyết định số 1703/QĐ-TTg Ngày... (17/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
video
Video
THĂM DÒ Ý KIẾN
liên kết website
tin tổng hợp
Ngày 25/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu thiết kế hệ thống chẩn đoán lỗi các chi tiết sản phẩm cơ khí sử dụng công nghệ xử lý hình ảnh và trí tuệ nhân tạo cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khu vực Hà Nội”. Đề tài mang mã số CT07/04-2022-3 do ThS Nguyễn Đức Minh – Trung tâm nghiên cứu phát triển năng lượng bền vững, Viện Khoa học năng lượng làm Chủ nhiệm.
Đỗ Minh
Ngày 25/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu thiết kế hệ thống chẩn đoán lỗi các chi tiết sản phẩm cơ khí sử dụng công nghệ xử lý hình ảnh và trí tuệ nhân tạo cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khu vực Hà Nội”. Đề tài mang mã số CT07/04-2022-3 do ThS Nguyễn Đức Minh – Trung tâm nghiên cứu phát triển năng lượng bền vững, Viện Khoa học năng lượng làm Chủ nhiệm.
Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố do GS.TS. Phạm Văn Hùng – Nguyên Viện trưởng Viện Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội làm Chủ tịch; TS. Nguyễn Quốc Hà – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý hình ảnh và robot công nghiệp vào quy trình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Đặc biệt trong lĩnh vực cơ khí, yêu cầu về độ chính xác trong sản xuất ngày càng được nâng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới và cải tiến các quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội, vẫn còn phụ thuộc vào các công nghệ và thiết bị nhập khẩu đắt đỏ, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao và phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài.
Sự xuất hiện của các hệ thống tự động hóa, chẩn đoán và kiểm tra lỗi sản phẩm cơ khí đang trở thành xu hướng tất yếu nhằm giảm thiểu sai sót, tiết kiệm nhân công, và tăng cường hiệu suất. Các hệ thống này cho phép nhận diện và phân loại lỗi một cách chính xác, từ đó cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Công nghệ xử lý hình ảnh và trí tuệ nhân tạo đã và đang thay đổi cách mà con người tiếp cận với quy trình sản xuất và kiểm tra sản phẩm. Trong lĩnh vực sản xuất cơ khí, các lỗi sản phẩm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng mà còn gây ra những rủi ro về an toàn và độ bền của sản phẩm khi đưa vào sử dụng. Việc phát triển một hệ thống có khả năng tự động hóa việc kiểm tra, phát hiện và phân loại lỗi bằng công nghệ xử lý hình ảnh và AI sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí nhân lực, tăng tốc độ xử lý và đảm bảo tính chính xác cao.
Hiện nay, hầu hết các thiết bị kiểm tra lỗi và chẩn đoán sản phẩm cơ khí đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành rất cao. Điều này tạo ra gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc nghiên cứu và phát triển một hệ thống chẩn đoán lỗi "Made in Vietnam" không chỉ giảm chi phí sản xuất mà còn góp phân nâng cao tính tự chủ trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại. Việc nội địa hóa hệ thống chẩn đoán lỗi sản phẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tiên tiến mà không phụ thuộc vào các nhà cung cấp quốc tế.
Hà Nội là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước với nhiều doanh nghiệp sản xuất cơ khí. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này đang đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất. Đề tài "Nghiên cứu thiết kế hệ thống chẩn đoán lỗi các chi tiết sản phẩm cơ khí sử dụng công nghệ xử lý hình ảnh và trí tuệ nhân tạo" sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một giải pháp hiệu quả, giúp họ nâng cao chất lượng sản phẩm và giản thiểu sai sót. Đồng thời, hệ thống này còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu sự phu thuộc vào nhân lực có trình độ cao trong kiểm soát chất lượng, đồng thời cả thiện năng suất và độ chính xác trong sản xuất.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm ngày càng trở nên gay gắt. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi với những thay đổi về công nghệ và quy trình sản xuất để giữ vững vị thế của mình. Hệ thống chẩn đoán lỗi bằng AI và xử lý hình ảnh không chỉ là một bước tiến lớn trong công nghiệp hóa mà còn là yếu tố quan trọng để cả doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu với sản phẩm đạt chuẩn quốc tế.
Từ đó, đề tài được tiến hành với mục tiêu: Thiết kế, chế tạo được hệ thống chẩn đoán lỗi các chi tiết sản phẩm cơ khí sử dụng công nghệ xử lý hình ảnh và trí tuệ nhân tạo với độ chính xác cao ứng dụng cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội..
Đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung về: Nghiên cứu tổng quan về hệ thống chẩn đoán lỗi các chi tiết sản phẩm cơ khí. khí, sử dụng công nghệ xử lý hình ảnh và trí tuệ nhân tạo; Các nguyên tắc và quy định thiết kế, lắp đặt cho hệ thống chẩn đoán lỗi sứt vết xước, han rỉ, công đoạn tiện bề mặt không đạt độ nhám đối với các chi tiết cơ khí ứng dụng công nghệ xử lý hình ảnh và trí tuệ nhân tạo; Nghiên cứu, phân tích và lựa chọn giải pháp chẩn đoán lỗi các sản phẩm cơ khí; Nghiên cứu thiết kế phần mềm giám sát và quản lý dữ liệu sản phẩm cơ khí; Thiết kế, gia công cơ khí và lắp đặt hệ thống điều khiển chẩn đoán, phân loại lỗi chi tiết cơ khí ứng dụng trong nhà máy; Thử nghiệm và đánh giá tại cơ sở sản xuất; Nghiên cứu, xây dựng quy trình công nghệ chế tạo, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống và báo cáo hiệu quả kinh tế kỹ thuật
Mô hình sản phẩm của đề tài có thể được chuyển giao cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí (sản phẩm đề tài ứng dụng công nghệ AI có thể mở rộng tính năng phát hiện lỗi sản phẩm khác khi cài đặt lại) nhằm tới những sản phẩm, chi tiết cơ khí có độ chính xác cao, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm
Kết quả của đề tài cũng là những tài liệu kỹ thuật có giá trị, là một khâu trong quá trình hình thành dự án đầu tư công nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội. Việc có thể sử dụng chung kết quả nghiên cứu sẽ làm giảm chi phí đầu tư cho Nhà nước, doanh nghiệp và người dân khi phát triển dự án trên địa bàn Hà Nội.
Các mô hình điển hình được thiết kế, xây dựng kèm theo các tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành sẽ cung cấp các giải pháp kỹ thuật, hoàn thiện và xây dựng, chuyển giao mô hình cụ thể phục vụ sản xuất công nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội.
Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố thống nhất nghiệm thu đề tài đạt loại Khá.
CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho Công ty Cổ phần... (21/01/2025)
- Phổ biến Quyết định số 1703/QĐ-TTg Ngày 31/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ ... (17/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Nghiên cứu xây dựng... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Nghiên cứu, xây... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Đăng ký, bảo hộ và... (13/01/2025)