Kho tư liệu - thư viện ảnh

video

Video

Không tìm thấy video nào

THĂM DÒ Ý KIẾN

Lấy ý kiến bình chọn về nôi dung trên trang

tin tổng hợp

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: “Giải pháp quản lý nhà nước đối với người nước ngoài đang tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội”
Ngày đăng 08/01/2025 | 14:47  | Lượt xem: 79

Ngày 31/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được của đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp quản lý nhà nước đối với người nước ngoài đang tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội”, mã số 01-X12/04-2021-3 do TS Nguyễn Tiến Thăng – Trường Đại học Thủ đô Hà Nội làm Chủ nhiệm.

Đỗ Minh

Ngày 31/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được của đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp quản lý nhà nước đối với người nước ngoài đang tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội”, mã số 01-X12/04-2021-3 do TS Nguyễn Tiến Thăng – Trường Đại học Thủ đô Hà Nội làm Chủ nhiệm.

Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố do PGS.TS. Nguyễn Phúc Khanh - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Chủ tịch; ThS. Nguyễn Tố Quyên - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội làm Phó Chủ tịch Hội đồng.

Việc quản lý, sử dụng lực lượng giáo viên là người nước ngoài tham gia các hoạt động giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, đồng thời phát huy, thu hút được lực lượng giáo viên là người nước ngoài có trình độ, năng lực tốt đến làm việc tại Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế số cần có những điều chỉnh phù hợp trên cơ sở đánh giá khoa học. Hà Nội đã và đang thực hiện Bộ luật Lao động về lao động người nước ngoài là việc tại Việt Nam, thực thi các nghị định, thông tư của Chính phủ, của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hướng dẫn, các quy định của thành phố Hà Nội... để quản lý, sử dụng tốt nh lực lượng giáo viên là người nước ngoài tham gia các hoạt động giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng giáo viên người nước ngoài tại các trường học và các trung tâm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo lớn, đặc biệt là Hà Nội. Tuy nhiên, để lựa chọn được giáo viên là người nước ngoài đạt chuẩn là bài toán khó. Liên quan đến việc đưa nhà giáo người nước ngoài vào giảng dạy trong các trường học, cơ sở giáo dục đào tạo ngoài yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức... còn cần đến các thủ tục pháp lý khác. Thực tế vẫn có hiện tượng tuyển dụng giáo viên người nước ngoài không đủ tiêu chuẩn, sang Việt Nam theo visa du lịch chứ không phải visa lao động và ký hợp đồng làm việc, giảng dạy ngắn hạn.

Việc tăng cường, phối hợp quản lý, kiểm soát, công khai mọi thông tin về giáo viên người nước ngoài như bằng cấp, chứng chỉ, quốc tịch, giấy phép lao động, thuế... sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục đào tạo có sử dụng giáo viên người nước ngoài đảm bảo chất lượng giảng dạy, cũng như tạo sự yên tâm, tin tưởng cho người học trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng cũng như cả nước nói chung. Việc sử dụng đảm bảo chất lượng lực lượng giáo viên là người nước ngoài tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn rất khó khăn, việc đánh giá chất lượng hoạt động của lực lượng này cũng gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước người nước ngoài đang tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, đồng thời phát huy, thu hút được nhiều người nước ngoài có trình độ, năng lực tốt đến làm việc, giảng dạy tại địa phương là thực sự cần thiết.

Từ lý do trên, đề tài “Giải pháp quản lý nhà nước đối với người nước ngoài đang tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội” được thực hiện nhằm mục tiêu:

- Tổng kết một số kinh nghiệm của một số nước về quản lý người nước ngoài tham gia giảng dạy và đào tạo;

- Đánh giá được thực trạng quản lý người nước ngoài tham gia giảng dạy và đào tạo tại thành phố Hà Nội;

- Đề xuất được một số giải pháp quản lý nhà nước đối với người nước ngoài tham gia giảng dạy và đào tạo tại Hà Nội.

Đề tài xem xét các trường mầm non, phổ thông, cao đẳng, đại học và các trung tâm giáo dục nơi giáo viên người nước ngoài (GVNNN) làm việc, cũng như cách thức mà các cơ sở này triển khai hỗ trợ quản lý và phát triển nguồn GVNNN và những cá nhân thuộc các quốc tịch khác nhau, đang làm việc trong vai trò giảng viên, giáo viên tại các cơ sở giáo dục  và đào tạo của thành phố Hà Nội. Đồng thời, nghiên cứu các chính sách, quy định và quy trình quản lý người nước ngoài, quản lý GVNNN đang áp dụng tại Việt Nam và thủ đô Hà Nội. Những vấn đề mà GVNNN gặp phải trong quá trình giảng dạy và sinh sống tại Hà Nội, bao gồm cả các thủ tục hành chính, môi trường làm việc và mức độ hòa nhập xã hội.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tổng kết những kinh nghiệm quản lý GVNNN tại một số quốc gia có mức độ phát triển kinh tế, giáo dục khác nhau. Phân tích các mô hình quản lý hiệu quả, phương pháp giảng dạy và chính sách hỗ trợ cho GVNNN.

Trên cơ sở khảo sát và thu thập dữ liệu về số lượng, trình độ và nguồn nhân lực GVNNN tại các cơ sở GD&ĐT của Thành phố Hà Nội, nhóm đề tài đã phân tích, đánh giá tình hình quản lý hiện tại, những hạn chế và vấn đề tồn tại trong việc quản lý GVNNN tham gia giảng dạy.

Dựa trên kết quả khảo sát và phân tích,  chủ nhiệm đề tài và các cộng sự tiến hành xây dựng các giải pháp QLNN hiệu quả cho GVNNN tại các cơ sở GD&ĐT và đề xuất các chính sách cải cách về quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực GVNNN.

Công tác quản lý GVNNN tham gia giảng dạy tại các cơ sở GD&ĐT của Thành phố Hà Nội được thực hiện trên cơ sở hoàn thiện các quy định pháp lý, đảm bảo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước (Sở GD&ĐT, Sở Ngoại vụ, Công an Hà Nội, Sở LĐTB&XH, các quận/huyện, các cơ sở giáo dục đào tạo), tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý hồ sơ, cấp phép, giám sát, kiểm tra và hỗ trợ các hoạt động giảng dạy của GVNNN thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với GVNNN, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế.

Kết quả nghiên cứu của đề tài là đóng góp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với người nước ngoài tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng lực lượng giáo viên là người nước ngoài tham gia các hoạt động giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, đồng thời phát huy, thu hút được lực lượng giáo viên là người nước ngoài có trình độ, năng lực tốt đến làm việc tại Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố thống nhất nghiệm thu đề tài đạt loại Khá.