Thông Báo
- Thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho Công ty Cổ phần... (21/01/2025)
- Thông báo Quyết định Về việc công bố công khai dự toán phân bổ dự toán kinh... (08/01/2025)
- Thông báo Quyết định Về việc công bố công khai dự toán thu, chi ngân sách năm... (24/12/2024)
- Thông báo Kết luận Thanh tra về việc thanh tra về an toàn bức xạ, đo lường... (24/12/2024)
- Thông báo Quyết định về việc công nhận sáng kiến cơ sở và đánh giá hiệu quả... (23/12/2024)
hướng dẫn
- Thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận doanh... (21/01/2025)
- Phổ biến Quyết định số 1703/QĐ-TTg Ngày... (17/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (13/01/2025)
video
Video
THĂM DÒ Ý KIẾN
liên kết website
tin tổng hợp
Ngày 30/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được của đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá sự biến động nồng độ Anti SARS-CoV-2 IgG ở bệnh nhân Covid-19 và người đã tiêm phòng vắc xin, ứng dụng trong dự phòng và điều trị Covid-19”, mã số CT08/02-2022-2 do TS Đặng Đức Hoàn – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây làm Chủ nhiệm.
Đỗ Minh
Ngày 30/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được của đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá sự biến động nồng độ Anti SARS-CoV-2 IgG ở bệnh nhân Covid-19 và người đã tiêm phòng vắc xin, ứng dụng trong dự phòng và điều trị Covid-19”, mã số CT08/02-2022-2 do TS Đặng Đức Hoàn – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây làm Chủ nhiệm.
Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố do PGS.TS. Hoàng Đức Hạnh - Nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm Chủ tịch; ThS. Nguyễn Khắc Sự - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
Vào tháng 12 năm 2019, một loại corona virus mới ở người, được đặt tên là hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-CoV-2), xuất hiện lần đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc, đã gây ra một đợt bùng phát quốc tế về bệnh coronavi rút 2019 (Covid-19). Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố Covid-19 là đại dịch vào ngày 11 tháng 3 năm 2020.
Mặc dù số lượng ca nhiễm và tử vong do bệnh Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới đã giảm xuống trong thời gian qua. Tuy nhiên Ủy ban tình trạng khẩn cấp về đại dịch Covid-19 cho rằng Covid-19 tiếp tục là một dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng gây ra thiệt hại lớn đến sức khỏe người dân và hệ thống y tế. Bất chấp tốc độ phát triển vắc-xin chống lại Covid-19 nhanh phi thường và các nỗ lực tiêm chủng hàng loạt vẫn đang tiếp tục, bao gồm các hướng dẫn khuyến nghị dùng vắc-xin tăng cường, sự xuất hiện liên tục của các chủng biến thể mới của SARS-CoV-2 có nguy cơ phá vỡ tiến bộ đáng kể đã đạt được cho đến nay trong việc ngăn chặn sự lây lan của vi-rút SARS- CoV-2.
Mặc dù Covid-19 đã xác định được nguyên nhân gây bệnh thậm chí việc tiêm phòng Vắc xin đã được thực hiện đồng bộ nhưng tỷ lệ mắc vẫn cao và có nhiều bệnh nhân chuyển nặng, vậy đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân nặng, nhẹ và thậm chí là tử vong vẫn là vấn đề cần được tìm hiểu và nghiên cứu.
Vì những lý do đó, nghiên cứu “Đánh giá sự biến động nồng độ Anti SARS-CoV-2 IgG ở bệnh nhân Covid-19 và người đã tiêm phòng vắc xin, ứng dụng trong dự phòng và điều trị Covid-19” được thực hiện này với 2 mục tiêu:
- Xác định sự thay đổi nồng độ anti SARS-CoV-2 IgG trên các thể bệnh Covid-19.
- Xác định sự thay đổi nồng độ anti SARS-CoV-2 IgG trên người đã tiêm vắc xin Covid-19.
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tiêm vắc xin làm giảm nhẹ quá trình tiến triển của bệnh tuy nhiên trên thực tế những người tiêm đủ vắc xin vẫn chuyển nặng và thậm chí là tử vong vậy thì lượng kháng thể của những bệnh nhân này có khác biệt so với bệnh nhân chưa tiêm không đề tài sẽ tìm bằng chứng khoa học để trả lời cho câu hỏi này. Đề tài sẽ có câu trả lời cho trường hợp những người đã tiêm vắc xin nhưng vẫn nặng hoặc tử vong có nồng độ kháng thể khác những người chưa tiêm vắc xin để có thể khuyến cáo về định lượng kháng thể là cần thiết ở những người đã tiêm vắc xin để quyết định tiêm tiếp mũi bổ sung hoặc dừng lại.
Những người đã tiêm vắc xin mắc bệnh và những người chưa tiêm vắc xin mắc bệnh có nồng độ kháng thể sau 3 tháng, 6 tháng như thế nào để quyết định có tiêm nhắc lại ở bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh. Kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ tìm được yếu tố nguy cơ nào là quan trọng dẫn đến bệnh nhân mắc Covid-19 và chuyển biến nặng
Để đạt được mục tiêu xác định giá trị nồng độ kháng thể anti SARS- CoV-2 IgG trên người đã tiêm văc xin Covid-19, nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu máu nghiên cứu ở 2 nhóm: nhóm 1 gồm những người được tiêm 1 loại vắc xin thuần nhất; nhóm 2 gồm những người được tiêm trộn 2 loại vắc xin. Đề tài thu thập mẫu máu ở các nhóm này tại thời điểm 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng sau khi tiêm đủ ít nhất là 2 mũi vắc xin. IgG và IgM là hai loại kháng thể được lựa chọn để xác định đáp ứng miễn dịch dịch thể vì thời gian tồn tại của kháng thể này kéo dài trong máu sau khi nhiễm vi rút. Quan trọng là giai đoạn chuyển đổi huyết thanh.Thời điểm chuyển đổi huyết thanh là yếu tố then chốt trong việc thiết lập khoảng thời gian thích hợp để sử dụng các xét nghiệm huyết thanh học.
Với 100% bệnh nhân có chuyển đổi huyết thanh thành IgG sau 14 ngày nhiễm hoặc sau tiêm thì định lượng IgG là marker hữu ích cho việc đánh giá đáp ứng miễn dịch. Mặt khác các bằng chứng khoa học cho thấy sự giảm dần nồng độ IgG theo thời gian tuy nhiên sự giảm này đến thời điểm nào là thấp thì nhóm nghiên cứu cần kháng thể anti SARS- CoV-2 IgG ở thời điểm sau 3 tháng, sau 6 tháng, 12 tháng ở lần tiêm mũi nhắc lại cuối cùng.
Bằng việc tổng hợp các phương pháp điều trị từ các hồ sơ bệnh án nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài và các cộng sự đã đưa ra các thống kê khoa học về các nhóm thuốc điều trị và hiệu quả của nó trong điều trị bệnh nhân theo các mức độ. Với việc định lượng kháng thể anti SARS- CoV-2 IgG tại các thời điểm và so sánh ghép cặp thì biểu đồ biến động nồng độ kháng thể sẽ giúp ích cho vấn đề tiêm nhắc lại để dự phòng nhiễm SARS-CoV-2.
Đây là đề tài đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về nồng độ của kháng thể Anti SARS-CoV-2 IgG trên bệnh nhân Covid-19 và những người sau tiêm vắc xin Covid-19.
Đề tài đã xác định được sự biến động về nồng độ của kháng thể Anti SARS-CoV-2 IgG trên bệnh nhân Covid-19 và những người sau tiêm vắc xin Covid-19. Trên cơ sở đó, giúp các nhà khoa học có thêm những hướng dẫn về việc sử dụng vắc xin Covid-19 ở những người đã mắc bệnh và người chưa mắc bệnh
Đề tài thành công sẽ cho thấy mức độ thay đổi nồng độ của kháng thể Covid-19 theo thời gian ở những đối tượng bệnh nhân nhiễm Covid-19 và những người sau tiêm vắc xin Covid-19. Đây chính là cơ sở khoa học giúp cho các chuyên gia y tế trên thế giới và tại Việt Nam có thêm những hướng dẫn cho việc sử dụng vắc xin Covid-19 cho các đối tượng đã mắc bệnh cũng như những người chưa mắc bệnh. Điều này có ý nghĩa to lớn làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cũng như góp phần điều trị cho những người mặc bệnh. Đây sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn nữa về kháng thể Covid-19 ở Việt Nam.
Thành công của đề tài có một số đóng góp mới cho khoa học nước nhà, đây cũng là một xét nghiệm mới tại Việt Nam, đề tài góp phần ngăn chặn, giảm lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra khắp nơi trên thế giới và tại Việt Nam; giúp làm giảm gánh nặng cho kinh tế xã hội nói chung, giảm áp lực cho ngành y tế và cho mỗi người dân nói riêng.
Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố thống nhất nghiệm thu đề tài đạt loại Khá.
CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho Công ty Cổ phần... (21/01/2025)
- Phổ biến Quyết định số 1703/QĐ-TTg Ngày 31/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ ... (17/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Nghiên cứu xây dựng... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Nghiên cứu, xây... (13/01/2025)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Đăng ký, bảo hộ và... (13/01/2025)