Thủ tục hành chính

Bạn chưa có đủ quyền truy nhập portlet này.

video

Video

Không tìm thấy video nào

THĂM DÒ Ý KIẾN

Lấy ý kiến bình chọn về nôi dung trên trang

tiêu chuẩn đo lường và chất lượng

Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày đăng 13/08/2024 | 15:41  | Lượt xem: 851

Ngày 25/3/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 455/QĐ-BKHCN phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trần Thị Minh Hằng

Ngày 25/3/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 455/QĐ-BKHCN phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Quan điểm của đề án là đặt lợi ích của người dân và doanh nghiệp là mục tiêu trong hoạt động chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả; hình thành, phát triển nền tảng số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng từ Trung ương đến địa phương theo hướng tập trung, thống nhất, hiện đại và hội nhập quốc tế phù hợp với các mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; hình thành tư duy chuyển đổi số dựa trên nền tảng tư duy cải tiến năng suất và tư duy quản trị tinh gọn, tạo sự thay đổi cơ bản về nhận thức, phương thức làm việc, nâng cao năng suất lao động của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động với người dân và doanh nghiệp trong công tác quản lý về hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng, phù hợp với các xu hướng hướng tiếp cận công nghiệp 4.0, phục vụ quá trình hội nhập, phát triển kinh tế, xã hội đất nước.

Đề án đã đưa ra các mục tiêu định hướng đến năm 2030 như: Triển khai các hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên môi trường số, được thiết kế và vận hành dựa trên nền tảng dữ liệu số và công nghệ số, có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, tối ưu hơn, hiệu quả hơn trong công tác thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phạm vi cả nước; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng có khả năng kết nối, đồng bộ giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu về tiêu chuẩn đo lường chất lượng với các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quốc gia; Xây dựng hạ tầng số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo mô hình kết hợp giữa tập trung và phân tán, thống nhất từ trung ương đến địa phương, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Mục tiêu cụ thể là 100% các dữ liệu số về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, hoạt động đánh giá sự phù hợp, đo lường được được cung cấp và thực hiện trên hệ thống dữ liệu số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Tối thiểu 50% dữ liệu về hoạt động khảo sát chất lượng được chia sẻ thông qua môi trường số và hệ thống chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng; 90% đội ngũ công chức, viên chức và người lao động ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng được nhận thức về tư duy chuyển đổi số dựa trên nền tảng tư duy cải tiến năng suất, tư duy quản lý hệ thống và tư duy quản trị tinh gọn; Phấn đấu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

Đề án cũng đưa ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như: Chuẩn hóa, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, tăng năng suất lao động xã hội một cách chủ động, kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cụ thể như: 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất trên môi trường mạng; 100% văn bản trao đổi giữa các đơn vị trong hệ thống được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật và các văn bản khác theo quy định của pháp luật; 100% hồ sơ được tạo, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định; 100% công tác thông tin báo cáo dữ liệu được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng; 100% cơ quan nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; 100% các dịch vụ công được tích hợp, triển khai trên môi trường điện tử; 100% các dữ liệu số về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được cung cấp và thực hiện trên hệ thống dữ liệu số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng; 50% dữ liệu số về hoạt động đánh giá sự phù hợp, đo lường được cung cấp và thực hiện trên hệ thống dữ liệu số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Tối thiểu 30% dữ liệu về hoạt động khảo sát chất lượng được chia sẻ thông qua môi trường số và hệ thống chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng; 50% đội ngũ công chức, viên chức và người lao động ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng được đào tạo, bồi dưỡng về tư duy chuyển đổi số gắn với tư duy cải tiến năng suất, tư duy quản lý hệ thống và tư duy quản trị tinh gọn; Phấn đấu 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được đưa trong đề Đề án bao gồm: Xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; Triển khai mô hình chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đồng bộ, thống nhất; Phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số; Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nhận thức về tư duy chuyển đổi số; Thúc đẩy hợp tác quốc tế. Trong đó:

+ Về hạ tầng số: Hình thành, phát triển hạ tầng số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng ổn định, an toàn, thông suốt, kết nối từ trung ương đến địa phương; tăng cường đầu tư, nâng cấp, duy trì các trang thiết bị, hệ thống an toàn thông tin phục vụ quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Ưu tiên hình thức thuê dịch vụ, hợp tác công tư trong đầu tư hạ tầng số, thiết bị thử nghiệm số, đo lường số,... phục vụ cho quá trình chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

+ Về dữ liệu số: Xây dựng hệ thống tích hợp dữ liệu số toàn ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng từ trung ương đến địa phương theo nguyên tắc phân cấp, phân quyền đảm bảo kết nối, chia sẻ khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bao gồm cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; cơ sở dữ liệu về đo lường; cơ sở dữ liệu về đánh giá sự phù hợp.

+ Về xây dựng nền tảng số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng: Xây dựng nền tảng thông tin đám mây ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng thông minh (Intelligent Standards, Metrology And Quality, iSTAMEQ) cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước trên môi trường số, tăng cường chia sẻ, kết nối, tiếp nhận thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số, bảo đảm an toàn thông tin của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

+ Về bảo đảm an toàn, an ninh mạng: Việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin được phân cấp, phân quyền thực hiện theo các quy định của pháp luật. Ưu tiên thuê các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng để quản lý và giám sát an toàn thông tin; bảo mật dữ liệu, bảo đảm cơ chế sao lưu, phục hồi máy chủ, máy trạm, các thiết bị đầu cuối liên quan./.