Thủ tục hành chính

Kho tư liệu - thư viện ảnh

video

Video

Không tìm thấy video nào

THĂM DÒ Ý KIẾN

Lấy ý kiến bình chọn về nôi dung trên trang

thông tin và thống kê khoa học công nghệ

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: “Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Kiệu Yên Bình“ của xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội“
Ngày đăng 05/04/2024 | 14:32  | Lượt xem: 28

Ngày 26/3/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với nhiệm vụ “Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Kiệu Yên Bình“ của xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”. Nhiệm vụ mang mã số SHTT/12-2022-3, do ThS. Phạm Thị Hạnh Thơ – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp chủ trì thực hiện.

Đỗ Minh

 

Ngày 26/3/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với nhiệm vụ “Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Kiệu Yên Bình“ của xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”. Nhiệm vụ mang mã số SHTT/12-2022-3, do ThS. Phạm Thị Hạnh Thơ – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp chủ trì thực hiện.

Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố do GS.TS. Trần Khắc Thi – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nông lâm nghiệp Thăng Long làm Chủ tịch.

Xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, đã được xác định nằm trong quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn của huyện Thạch Thất. Huyện đã và đang có chủ trương phát huy thế mạnh các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên vùng đã được quy hoạch. Trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình chuyển đổi theo định hướng trên, điển hình là mô hình trồng cây kiệu ở chân đất lúa thay vì độc canh cây lúa ở xã Yên Bình, huyện Thạch Thất.

Cây kiệu được nông dân xã Yên Bình trồng trong khoảng từ đầu những năm 2000. Do yêu cầu điều kiện sinh thái không quá khắt khe, cây kiệu có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên đất đồi núi, hạn chế về nước tưới, tầng đất canh tác không quá dày nên quy mô sản xuất đã phát triển nhanh trong những năm gần đây. Bên cạnh sản phẩm củ kiệu tươi, để kéo dài thời gian tiêu thụ, người sản xuất kiệu Yên Bình còn tiến hành sơ chế, chế biến củ kiệu tươi thành kiệu muối chua.

Trong thời gian tới, sản phẩm kiệu muối Yên Bình có nhiều cơ hội cải thiện mẫu mã, chất lượng và hệ thống nhận diện để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại khác. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng kiệu muối chua của Yên Bình không đồng đều, chưa xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng để công bố thông tin cho người tiêu dùng.

Nhằm hỗ trợ nâng cao giá trị, tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của Thành phố nói chung và sản phẩm kiệu Yên Bình nói riêng, nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Kiệu Yên Bình” của xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” được thực hiện nhằm mực tiêu: đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Kiệu Yên Bình” cho sản phẩm kiệu của xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nhằm bảo tồn, phát huy danh tiếng sản phẩm kiệu của xã Yên Bình, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm, hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển tinh tế - xã hội địa phương theo hướng bền vững.

Sau thời gian thực hiện, việc đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ này được thực hiện nhằm chỉ ra những mục tiêu đã đạt được, các nội dung, hoạt động và sản phẩm đã hoàn thành đúng và đầy đủ các mục tiêu, nội dung, công việc theo hợp đồng và thuyết minh nhiệm vụ đã được phê duyệt.

 

 

Nhiệm vụ đã xây dựng, hoàn thiện và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Kiệu Yên Bình”. Nhãn hiệu tập thể “Kiệu Yên Bình” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ theo Quyết định số 20214/QĐ-SHTT ngày 28/02/2024. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 481163.

Xây dựng và ban hành được hệ thống văn bản, công cụ quản lý, kiểm soát NHTT “Kiệu Yên Bình”: tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm mang NHTT “Kiệu Yên Bình”; quy định kiểm soát NHTT “Kiệu Yên Bình”; quy định quản lý nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm mang NHTT “Kiệu Yên Bình”; bộ biểu mẫu quản lý quá trình sản xuất, chế biến và sử dụng NHTT “Kiệu Yên Bình”; tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và chế biến kiệu mang NHTT “Kiệu Yên Bình”; mẫu tem và bộ thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm; sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và chế biến kiệu mang NHTT “Kiệu Yên Bình”; Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng NHTT “Kiệu Yên Bình”. Sau ban hành, các văn bản và công cụ quản lý đã được tập huấn, phổ biến tăng cường năng lực quản lý, sử dụng cho ban lãnh đạo và các thành viên tổ chức chủ sở hữu NHTT.

Chủ nhiệm nhiệm vụ và các cộng sự cũng đã xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang NHTT “Kiệu Yên Bình”: cẩm nang quảng bá và giới thiệu sản phẩm mang NHTT “Kiệu Yên Bình”; Fanpage giới thiệu, quảng bá sản phẩm mang NHTT “Kiệu Yên Bình”. In 1000 nhãn cho kiệu tươi, 1000 nhãn cho kiệu muối chua, 40 kg túi lưới, 1000 hộp đựng kiệu muối chua, 4 standee. Các công cụ này đã được in ấn và bàn giao, hướng dẫn cho chủ sở hữu quản lý, khai thác.

Tổ chức được 4 lớp tập huấn cho trên 310 lượt học viên: tập huấn về kiến thức sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu tập thể và giới thiệu bộ công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể; tập huấn về quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Kiệu Yên Bình”; tập huấn về kỹ thuật sản xuất và chế biến sản phẩm kiệu mang NHTT “Kiệu Yên Bình”; tập huấn về kinh doanh thương mại hóa sản phẩm mang NHTT “Kiệu Yên Bình”; hướng dẫn sử dụng tem truy xuất nguồn gốc.

Các kết quả đạt được của nhiệm vụ đã góp phần nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân trong quản lý và sử dụng nhãn hiệu, nâng cao kỹ thuật sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Kiệu Yên Bình”

Hệ thống bao bì đóng gói, nhãn sản phẩm đẹp, đúng quy định và tem truy xuất đầy đủ thông tin đã được HTX nông lâm nghiệp Yên Bình đánh giá cao. HTX đã sử dụng hệ thống công cụ nhận diện trong quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.

Để sản xuất được phát triển thì việc đảm bảo ATVSTP trong sản xuất là việc hết sức quan trọng. Nhiệm vụ đã hướng dẫn, hỗ trợ HTX nông lâm nghiệp Yên Binh xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm mang NHTT “Kiệu Yên Bình”, cũng như xây dựng Quy định kiểm soát NHTT “Kiệu Yên Bình” phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế. Đây là cơ sở để các thành viên HTX học tập đảm bảo ATVSTP cho sản phẩm của từng hộ và triển khai xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phát triển sản xuất của từng hộ.

Nhiệm vụ đã chuẩn hóa được quy trình kỹ thuật sản xuất và chế biến kiệu dưới dạng tài liệu, biên soạn dưới dạng số tay, có hình ảnh minh họa, đơn giản, dễ hiểu, các hộ sản xuất dễ dàng áp dụng. Từ đó, giúp nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất sản phẩm cho người sản xuất, kinh doanh sản phẩm kiệu Yên Bình.

Các kết quả nhiệm vụ thu được có ảnh hưởng quan trọng, góp phần điều chỉnh định hướng phát triển mở rộng diện tích và số lượng hộ tham gia sản xuất, chế biến và và kinh doanh sẽ có khả năng tái cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, bền vững ở địa phương.

Sản phẩm kiệu Yên Bình sau khi được bảo hộ có tiềm năng tham gia phân hạng sản phẩm theo chương trình OCOP của địa phương, có ý nghĩa trong xây dựng nông thôn mới. Kinh nghiệm xây dựng NHTT có thể dùng làm tài liệu để tham khảo, áp dụng cho việc đăng ký bảo hộ chỉ cho các sản phẩm khác của huyện Thạch Thất.

Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố thống nhất nghiệm thu đề tài đạt loại Khá.