Thủ tục hành chính

Kho tư liệu - thư viện ảnh

video

Video

Không tìm thấy video nào

THĂM DÒ Ý KIẾN

Lấy ý kiến bình chọn về nôi dung trên trang

thông tin và thống kê khoa học công nghệ

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Bưởi Thạch Thất” của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Ngày đăng 01/07/2024 | 15:41  | Lượt xem: 111

Ngày 27/6/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với nhiệm vụ “Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Bưởi Thạch Thất” của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”, mã số SHTT/21-2022-3. Nhiệm vụ do ThS. Vũ Văn Đoàn – Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam chủ trì thực hiện.

Đỗ Minh

Ngày 27/6/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với nhiệm vụ “Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Bưởi Thạch Thất” của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”, mã số SHTT/21-2022-3. Nhiệm vụ do ThS. Vũ Văn Đoàn – Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam chủ trì thực hiện.

Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố do GS.TS. Trần Khắc Thi – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nông lâm nghiệp Thăng Long làm Chủ tịch.

 Cây bưởi đã được trồng từ lâu tại huyện Thạch Thất và đang được mở rộng trong khoảng 10 năm gần đây. Toàn huyện có hơn 340 ha trồng bưởi với 2 giống bưởi chính là bưởi Diễn và bưởi đỏ tập trung tại các xã như: Yên Trung, Phú Kim, Yên Bình, Tân Xã, Lại Thượng... Với điều kiện tự nhiên phù hợp nên chất lượng quả bưởi trồng tại Thạch Thất khá tốt. Bưởi Diễn có vị ngọt sắc, thanh mát, mọng nước, quả bưởi đỏ thơm, màu sắc đẹp, ráo nước nên được người tiêu dùng đánh giá cao. Cây bưởi trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Tổng thu nhập trên mỗi ha trồng bưởi đạt từ 200-300 triệu đồng/ha/vụ, một số hộ đạt thu nhập 470 – 500 triệu đồng/ha/vụ. Vì vậy, huyện Thạch Thất khuyến khích các xã tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng bưởi và nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất sản phẩm bưởi trên địa bàn.

Bên cạnh những thuận lợi, việc sản xuất và kinh doanh bưởi của huyện Thạch Thất còn đang gặp nhiều khó khăn như: Sản phẩm được tiêu thụ chính tại thị trường thành phố Hà Nội, chịu sự cạnh tranh của nhiều sản phẩm bưởi đã có danh tiếng, thương hiệu xuất xứ từ của địa phương khác trong cả nước; Sản phẩm bưởi Thạch Thất chưa có công cụ nhận diện, quảng bá, bao bì đóng gói cũng như thiếu những dấu hiệu nhận diện nguồn gốc xuất xứ và những công cụ quản lý chất lượng sản phẩm.

Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng nhận diện, quản lý chất lượng sản phẩm bưởi Thạch Thất, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3432/QĐ-UBND ngày 22/9/2022 về phê duyệt nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Bưởi Thạch Thất” của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”.

 Nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Bưởi Thạch Thất” của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” được thực hiện nhằm mục tiêu chung: Đăng ký bảo hộ và quản lý Nhãn hiệu chứng nhận “Bưởi Thạch Thất” của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nhằm bảo tồn, phát huy danh tiếng của sản phẩm bưởi Thạch Thất, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm, hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo hướng bền vững.

Từ mục tiêu chung, đơn vị tư vấn xác định các mục tiêu cụ thể cần đạt được của nhiệm vụ là:

- Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) “Bưởi Thạch Thất” của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội được bảo hộ;

- Hệ thống văn bản và công cụ quản lý NHCN “Bưởi Thạch Thất” được ban hành;

- Xây dựng được mô hình thí điểm quản lý NHCN “Bưởi Thạch Thất”.

 

Qua thời gian triển khai thực hiện, nhiệm vụ đã hoàn thành đúng, đầy đủ các mục tiêu, nội dung, công việc và tiến độ theo hợp đồng và thuyết minh được phê duyệt. NHCN “Bưới Thạch Thất” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ theo Quyết định số 54741/QĐ-SHTT ngày 13/05/2024 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 491021.

Nhiệm vụ đã xây dựng và ban hành được hệ thống văn bản, công cụ quản lý, kiểm soát NHCN “Bưởi Thạch Thất”. Đã xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang NHCN “Bưởi Thạch Thất”.

Mô hình thí điểm cấp quyền, quản lý sản phẩm mang NHCN “Bưởi Thạch Thất” đã được xây dựng với 04 cơ sở sản xuất sản phẩm mang NHCN được cấp quyền. Đồng thời tổ chức được 4 lớp tập huấn cho 487 lượt học viên.

Việc đăng ký bảo hộ NHCN “Bưởi Thạch Thất” giúp sản xuất ra sản phẩm bưởi đảm bảo chất lượng mang NHCN và quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ biết đến và lựa chọn mua sản phẩm, từ đó giúp tăng giá bán, mở rộng được thị trường tiêu thụ và nâng cao thu nhập cho người sản xuất và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị bưởi Thạch Thất.

Quản lý NHCN “Bưởi Thạch Thất” giúp sản phẩm sản xuất ra có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng của sản phẩm mang NHCN sẽ nâng cao khả năng tiếp cận, cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Dự án được thực hiện thành công sẽ có tác động đến kinh tế - xã hội địa phương: Người trồng bưởi trên địa bàn huyện Thạch Thất được tăng cường năng lực sản xuất an toàn, sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường; Tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu được tăng cường năng lực về quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm; Người tiêu dùng được tiêu thụ sản phẩm đảm bảo an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Từ đó, đảm bảo quyền và lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng, duy trì danh tiếng, đảm bảo chất lượng sản phẩm mang NHCN “Bưởi Thạch Thất”

Dự án giúp tạo ra các sản phẩm chất lượng, đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thạch Thất.

Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố thống nhất nghiệm thu nhiệm vụ đạt loại Khá.