hướng dẫn
- Thông báo Về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (19/11/2024)
- Quy định về Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng... (19/11/2024)
- Phổ biến chính sách pháp luật và kiến thức cơ... (16/11/2024)
- Hội nghị công bố Quyết định về công tác tổ chức... (16/11/2024)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp... (14/11/2024)
video
Video
THĂM DÒ Ý KIẾN
liên kết website
hướng dẫn
Ngày 13/11/2024, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với nhiệm vụ “Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Lụa Vạn Phúc” của phường Vạn Phúc, quận Hà Đồng, thành phố Hà Nội”, mã số SHTT/16-2022-3. Nhiệm vụ do ThS. Nguyễn Thị Như Quỳnh – Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển thương hiệu AMC Việt Nam chủ trì thực hiện.
Quang An
Ngày 13/11/2024, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với nhiệm vụ “Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Lụa Vạn Phúc” của phường Vạn Phúc, quận Hà Đồng, thành phố Hà Nội”, mã số SHTT/16-2022-3. Nhiệm vụ do ThS. Nguyễn Thị Như Quỳnh – Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển thương hiệu AMC Việt Nam chủ trì thực hiện.
Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố do ThS. Lưu Đức Thanh – Nguyên Giám đốc Trung tâm thẩm định chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu quốc tế, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ làm Chủ tịch.
Làng Vạn Phúc từ lâu đã nổi tiếng với nghề dệt lụa. Trải qua thăng trầm của lịch sử, nghề dệt lụa luôn được người dân Vạn Phúc tiếp nối, duy trì và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác, đưa Lụa Vạn Phúc trở thành biểu tượng điển hình của sản phẩm làng nghề truyền thống gắn với đời sống văn hóa của người dân.
Mặc dù Lụa Vạn Phúc là sản phẩm truyền thống, có chất lượng, nhưng công tác giới thiệu sản phẩm còn chưa được chú ý, các thông tin chưa rõ ràng và không thống nhất, đặc biệt là về các đặc điểm nhận diện cũng như tiêu chí chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, người tiêu dùng khó nhận diện, phân biệt đâu là lụa Vạn Phúc. Điều này đã khiến lụa Vạn Phúc không phát huy được lợi thế, tiềm năng của làng nghề, sản phẩm làng nghề truyền thống; ảnh hưởng lớn đến danh tiếng, uy tín của làng nghề, suy giảm giảm lòng tin của người tiêu dùng, tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và việc duy trì và phát triển làng nghề trong bối cảnh hiện nay.
Bên cạnh đó, dấu hiệu “Vạn Phúc” chưa được đăng ký bảo hộ là nhãn hiệu để sử dụng và sử dụng chung cho làng nghề, nên mỗi cơ sở sản xuất khác nhau đều mang dấu hiệu nhận diện khác nhau; công tác kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm chưa được thực hiện vì chưa tổ chức nào được giao và chưa có căn cứ để họ thực hiện. Đây là một trong những lý do hạn chế việc bảo tồn và phá huy giá trị của làng nghề.
Trước tình hình đó, nhằm tiếp tục hỗ trợ làng nghề dệt lụa Vạn Phúc phá triển, trên cơ sở đề xuất của địa phương, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt và cho tiến hành triển khai nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Lụa Vạn Phúc” của phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”,
Nhiệm vụ “Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Lụa Vạn Phúc” của phường Vạn Phúc, quận Hà Đồng, thành phố Hà Nội” được thực hiện nhằm mục tiêu chung: Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Lụa Vạn Phúc” của phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội nhằm bảo tồn, phát huy danh tiếng sản ph làng nghề truyền thống, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm, hỗ trợ th đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần ph triển kinh tế- xã hội địa phương theo hướng bền vững.
Từ mục tiêu chung, đơn vị thực hiện xác định các mục tiêu cụ thể cần đạt được là :
- Nhãn hiệu tập thể “Lụa Vạn Phúc” của phường Vạn Phúc, quận Hà Đô thành phố Hà Nội được bảo hộ.
- Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Lụa Vạn Phúc” được ban hành.
- Thực hiện tập huấn về kiến thức, kĩ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh, thương hóa sản phẩm mang Nhãn hiệu tập thể “Lụa Vạn Phúc”.
Qua thời gian triển khai thực hiện, nhiệm vụ đã hoàn thành đúng, đầy đủ các mục tiêu, nội dung, công việc và tiến độ theo hợp đồng và thuyết minh được phê duyệt. Nhiệm vụ Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Lụa Vạn Phúc” của phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra, hoàn thành các nội dung công việc theo đúng tiến độ và chất lượng được phê duyệt.
Nhiệm vụ đã khảo sát 100 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh lụa Vạn Phúc, một số các nghệ nhân, người làm nghề và cán bộ quản lý tại địa phương để đánh giá hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ NHTT “Lụa Vạn Phúc”
Đơn vị thực hiện đã xây dựng, hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký NHTT “Lụa Vạn Phúc” và NHTT“Lụa Vạn Phúc” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ số 487897 theo Quyết định số 444464/QĐ-SHTT.IP ngày 16/4/2024
Chủ nhiệm nhiệm vụ và các cộng sự đã xây dựng được hệ thống các văn bản, công cụ quản lý NHTT “Lụa Vạn Phúc” bao gồm: Tiêu chí sản phẩm mang NHTT “Lụa Vạn Phúc”; Tài liệu hướng dẫn kĩ thuật sản xuất sản phẩm mang NHTT “Lụa Vạn Phúc”; Qui định về sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm mang NHTT “Lụa Vạn Phúc”; Qui định về kiểm soát sản phẩm mang NHTT “Lụa Vạn Phúc”; Bộ biểu mẫu theo dõi và ghi chép thông tin về quá trình sản xuất sản phẩm và sử dụng NHTT “Lụa Vạn Phúc”; Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng NHTT “Lụa Vạn Phúc”; Tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm mang NHTT sử dụng mã truy hồi nhanh (QR Code).
Các hệ thống nhận diện và công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang NHTT “Lụa Vạn Phúc” đã được xây dựng và hoàn thiện: Cẩm nang giới thiệu sản phẩm mang NHTT “Lụa Vạn Phúc”; Câu chuyện sản phẩm mang NHTT “Lụa Vạn Phúc”; Chuyên mục quảng bá, giới thiệu NHTT “Lụa Vạn Phúc” trên mạng xã hội; Bộ nhận diện NHTT “Lụa Vạn Phúc”; In ấn thử nghiệm cho hoạt động vận hành, quản lý ban đầu NHTT “Lụa Vạn Phúc”
Nhiệm vụ cũng đã tổ chức 04 lớp tập huấn cho 160 lượt học viên về: Kiến thức về sở hữu trí tuệ và NHTT; Kiến thức, kỹ năng quản lý và sử dụng NHTT “Lụa Vạn Phúc”; Kiểm soát chất lượng sản phẩm và kiểm soát truy xuất nguồn gốc sản phẩm mang NHTT “Lụa Vạn Phúc” và Kiến thức, kỹ năng về sản xuất kinh doanh, thương mại hóa sản phẩm “Lụa Vạn Phúc”
Nhiệm vụ đã bảo hộ thành công nhãn hiệu tập thể Lụa Vạn Phúc cho sản phẩm lụa của phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. NHTT Lụa Vạn Phúc được bảo hộ, có nghĩa là nhãn hiệu đã được xây dựng trên cơ sở các - quy định của Luật SHTT, trong đó các tiêu chí về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm được chứng minh. Trên cơ sở đó, người tiêu dùng nhận biết được về sản phẩm Lụa Vạn Phúc, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc,chất lượng.
Mô hình quản lý NHTT được xây dựng đúng theo quy định của Luật và phù hợp với thực tiễn, phát huy được thế mạnh của tổ chức tập thể là Hội làng nghề, của người sản xuất, kinh doanh tạo nên một cộng đồng cùng nhau phát triển bối cảnh hiện nay.
Các văn bản quản lý NHTT được xây dựng một cách khoa học, tuân thủ quy định của Luật, phù hợp với thực tiễn và dễ áp dụng trong quá trình thực thi với mô hình Hội là chủ sở hữu và là tổ chức quản lý đối với NHTT.
Sản phẩm lụa Vạn Phúc được quản lý theo quy chế, quy định, với các tiêu chí rõ ràng, minh bạch, theo đó, kiểm soát được sản phẩm lụa mang NHTT khi đưa ra thị trường với các tiêu chí có thể định lượng, nhận biết được.
Nhiệm vụ góp phần nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh trong việc bảo vệ, gìn giữ, phát triển nhãn hiệu cộng đồng, đặc biệt là làng nghề Vạn Phúc để cùng nhau phát triển trong bối cảnh hiện nay. NHTT Lụa Vạn Phúc được bảo hộ là cơ cở, căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng Lụa Vạn Phúc, chống lại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Trên cơ sở đó nâng cao danh tiếng, uy tín làng nghề, mở rộng thị trường, mở rộng đối tượng sử dụng, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm lụa mang NHTT Lụa Vạn Phúc.
Bộ công cụ giới thiệu, quảng bá sản phẩm Lua Vạn Phúc như Fanpage, cẩm nang giới thiệu sản phẩm mang NHTT cùng với hệ thống nhận diện đã góp phần lan tỏa danh tiếng của sản phẩm lụa Vạn Phúc. Tiếp cận, mở rộng thị trường, mở rộng đối tượng sử dụng Lụa Vạn Phúc. Trên cơ sở đó, gia tăng sản xuất, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định xã hội tại địa phương. NHTT Lụa Vạn Phúc được bảo hộ sẽ góp phần để thúc đẩy du lịch làng nghề phát triển.
Nhiệm vụ được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của người sản xuất, kinh doanh, và của chính quyền địa phương trên cở sở trách nhiệm chính trị về bảo tồn và phát huy giá trị của một làng nghề nổi tiếng của thủ đô ngàn năm văn hiến gắn với du lịch theo hướng bền vững.
Nhiệm vụ tập trung vào việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ trong việc phát triển thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu làng nghề Vạn Phúc theo hướng bền vững. Đó là sử dụng công cụ hữu hiệu để bảo vệ người sản xuất bằng chính chất lượng sản phẩm, chống gian lận thương mại, tham gia cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Nhiệm vụ không chỉ đơn thuần là phát triển thương hiệu cho một sản phẩm mang tính thương mại, mà sự phát triển này hướng tới gắn với sự phát triển tổng thể, thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội. Điều đó không chỉ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương mà còn đáp ứng đúng với mong muốn của người dân.
Trên cơ sở các kết quả đó, nhiệm vụ đã và đang góp phần duy trì ổn định và phát triển một nguồn sinh kế hiệu quả cho người dân. Đây sẽ cơ sở để làng nghề phát triển bền vững trên cơ sở bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
NHTT Lụa Vạn Phúc đã tạo nên một cộng đồng có chung tiếng nói, chung niềm tự hào và tâm huyết với sản phẩm, cùng nhau đoàn kết và hành động theo một hệ thống các công cụ phục vụ quản lý và phát triển sản phẩm.
Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố thống nhất nghiệm thu nhiệm vụ đạt loại Khá.
CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Thông báo Về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (19/11/2024)
- Quy định về Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (19/11/2024)
- Phổ biến chính sách pháp luật và kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ cho các... (16/11/2024)
- Hội nghị công bố Quyết định về công tác tổ chức cán bộ của Sở Khoa học và... (16/11/2024)
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Đăng ký, bảo hộ và... (14/11/2024)