Thủ tục hành chính

Kho tư liệu - thư viện ảnh

video

Video

Không tìm thấy video nào

THĂM DÒ Ý KIẾN

Lấy ý kiến bình chọn về nôi dung trên trang

Công bố kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN

Triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã
Ngày đăng 18/07/2024 | 11:00  | Lượt xem: 285

Ngày 17/7/2024, tại UBND thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, Đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã có buổi làm việc, thảo luận với UBND các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây về định hướng, hướng dẫn đề xuất kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2025 và kiểm tra thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội.

Đỗ Minh

 

Ngày 17/7/2024, tại UBND thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, Đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã có buổi làm việc, thảo luận với UBND các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây về định hướng, hướng dẫn đề xuất kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2025 và kiểm tra thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội.

Đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ, do đồng chí Nguyễn Hồng Sơn – Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn. Cùng tham dự có lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở,  một số chuyên gia, nhà khoa học và phóng viên các cơ quan báo chí của Hà Nội.

Tham dự buổi làm việc về phía các địa phương có đại diện lãnh đạo, Phòng Kinh tế và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây.

Đồng chí Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ và đồng chí Phùng Huy Vinh – Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây chủ trì Hội nghị;

Nội dung chính của Hội nghị là tập trung trao đổi, thảo luận, đánh giá kết quả triển khai các nhiệm vụ KH&CN và đề xuất nhiệm vụ KH&CN năm 2025 (đặc biệt rà soát các sản phẩm của Chương trình OCOP, sản phẩm chủ lực, đặc thù của của địa phương để tiến hành các biện pháp hỗ trợ và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ).

Hội nghị cũng kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành.

Cùng với đó,  Sở Khoa học và Công nghệ và các chuyên gia, nhà khoa học cũng tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất trên địa bàn và nhu cầu hướng dẫn hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại cơ quan hành chính nhà nước.

Hội nghị cũng quan tâm đến kết quả triển khai, thực hiện phong trào Sáng kiến Thủ đô và kết quả thực hiện việc xét, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến; hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

 

Tại Hội nghị, đại diện các huyện, thị xã đã báo cáo tình hình triển khai các hoạt động KH&CN trên địa bàn và kết quả triển khai thực hiện Chương trình 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tại địa phương mình. Các địa phương cũng đưa ra định hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới và kiến nghị, đề xuất một số vấn đề cần có sự vào cuộc của KH&CN để giải quyết phục vụ phát triển KT-XH địa phương.

Đại diện các huyện cũng báo cáo nội dung và kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, lãnh đạo, công tác tuyên truyền, quán triệt, phố biến, nâng cao nhân thức về KH&CN và các chương trình, kế hoạch của địa phương nhằm thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn. Nhờ đó, công tác quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn huyện đã dần được ổn định, củng cố và ngày càng đi vào chiều sâu; đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Nhìn chung, các địa phương đã triển khai hiệu quả các hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn, triển khai ứng dụng KH&CN theo các lĩnh vực như: kinh tế, nông nghiệp, giáo dục, y tế, kinh tế, quản lý đất đai, môi trường… phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đặc biệt đây là những địa phương đã đề xuất và triển khai thành công nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có kết quả được ứng dụng trực tiếp trên địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao

Các huyện, thị xã cũng triển khai đồng bộ các nội dung, nhiệm vụ như: tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, ban hành các văn bản chỉ đạo về KHCN&ĐMST; thông tin, thống kê, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực KHCN&ĐMST. Công tác tổ chức ứng dụng tiến bộ KH&CN, phát triển phong trào lao động sáng tạo, lựa chọn, phổ biến kết quả khoa học, phát triển công nghệ, các sáng kiến, sáng chế cải tiến kỹ thuật được quan tâm.Công tác đăng ký sáng kiến cơ sở, sáng kiến Thủ đô, sáng kiến để làm cơ sở khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Thành phố, cấp Nhà nước được quan tâm chú trọng..

Các hoạt động KH&CN khác như: xây dựng các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, phát huy giá trị tài sản trí tuệ; thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân; duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015; chuyển đối số, ứng dụng KH&CN vào quản lý nhà nước; … cũng được triển khai hiệu quả và thiết thực.

Các địa phương cũng nêu ra những khó khăn cơ bản trong việc triển khai thực hiện hoạt động KH&CN trên địa bàn. Khó khăn chủ yếu là những hạn chế về nhận thức đối với vai trò của KH&CN của một bộ phận nhân dân. Dẫn đến người dân và doanh nghiệp chưa chủ động, mạnh dạn đầu tư, áp dụng KH&CN vào đời sống và sản xuất, nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN còn hạn chế. Thêm vào đó là những khó khăn về nhân lực, trình độ, cơ sở vật chất và cơ chế, chính sách.

Các kiến nghị của các huyện, thị xã đối với Sở Khoa học và Công nghệ tập trung vào đề xuất các vấn đề, hướng nghiên cứu hỗ trợ các địa phương trong các lĩnh vực cụ thể như: chuyển giao, ứng dụng KH&CN trong sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ đăng ký, bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn… Cùng với đó là kiến nghị Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, chuyển giao ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh những kiến nghị để thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn đời sống, sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nói chung, đại diện các địa phương cũng đề xuất, kiến nghị với Sở Khoa học và Công nghệ và các chuyên gia, nhà khoa học một số nội dung cụ thể để đẩy mạnh hoạt động KHCN&ĐMST trên địa bàn như: xây dựng, bảo hộ và phát triển nhãn hiệu tập thể các sản phẩm làng nghề truyền thống đặc trưng; ứng dụng KH&CN để cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP; cải tạo, duy trì, bảo tồn và phát triển nguồn gen quý trên địa bàn; xử lý môi trường làng nghề; phát triển du lịch gắn liền với công nghiệp văn hóa…  nhằm phát huy các thế mạnh đặc thù, sản phẩm đặc trưng, văn hóa truyền thống… trên địa bàn các huyện, thị xã.

 

Thảo luận tại Hội nghị, đại diện các phòng chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã có những trao đổi, góp ý với đại diện các huyện, thị xã để giải đáp những vướng mắc và gợi mở hướng giải quyết với từng ý kiến đề xuất. Đại diện các phòng chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ cơ bản nhất trí với các đề xuất của địa phương và hứa sẽ có những hướng dẫn cụ thể để từ đó các huyện, thị xã đề xuất các nhiệm vụ KH&CN hợp lý đưa vào tuyển chọn thực hiện trong năm 2025.

 

Phát biểu tại Hội nghị, các chuyên gia, nhà khoa học được Sở Khoa học và Công nghệ mời tham gia Đoàn Công tác đã tư vấn cho các địa phương những giải pháp công nghệ cụ thể, những tiến bộ khoa học công nghệ mới, những kết quả nghiên cứu đã thành công, hoàn thiện và sẵn sàng chuyển giao để ứng dụng giải quyết các vấn đề trên địa bàn các địa phương, cũng như các sản phẩm tiềm năng để hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và phát huy giá trị tài sản trí tuệ của địa phương. Các chuyên gia, nhà khoa học khẳng định luôn sẵn sàng đồng hành, giúp đỡ và tư vấn cho các huyện, thị xã trong việc đưa KH&CN vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

 

Đại diện các huyện, thị xã phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phùng Huy Vinh – Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây nhấn mạnh: Muốn phát triển đồng bộ, toàn diện kinh tế - xã hội thì cấp ủy, chính quyền và nhân dân phải xác định rõ rằng phải bắt đầu từ KH&CN, bằng KH&CN. KH&CN phải được quan tâm đi trước, đi đầu và là giải pháp cơ bản đối với mọi nhiệm vụ. Trong đó cơ quan quản lý cũng phải đi đầu. Muốn vậy cơ quan quản lý phải ứng dụng KH&CN vào công tác quản lý hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Để làm được điều đó đầu tiên phải bắt đầu từ đào tạo, nâng cao trình độ và nhận thức về KH&CN đối với nhân lực vận hành hệ thống, con người hoạt động trong tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước.

Đối với việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN, đồng chí Phó Chủ tịch cho rằng: trên cơ sở rà soát, phân tích, đánh giá đặc điểm, tình hình địa phương, các huyện, thị xã cần xác định được trên địa bàn mình có những vấn đề gì cần KH&CN vào cuộc để giải quyết. Đồng chí Phùng Huy Vinh đề xuất với Sở Khoa học và Công nghệ một số hướng nghiên cứu về kết hợp kinh tế - xã hội - môi trường liên quan đến nông nghiệp - du lịch - dịch vụ, trong đó một số vấn đề cụ thể như bảo tồn, phát triển các giống cây, con đặc sản và những vấn đề phát sinh, cơ hội và thách thức trong quá trình đô thị hóa của các địa phương.

 

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đánh giá 4 đơn vị đã xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện Chương trình 07-Ctr/TU một cách đầy đủ, bài bản và chỉ đạo triển khai tại địa phương mình đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

Đối với việc thực hiện Kế hoạch KHCN&ĐMST năm 2024 của UBND Thành phố, các địa phương đã ứng dụng KH&CN mạnh mẽ vào các lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao đã thu được nhiều kết quả, nhiều mô hình đã hoạt động trong thực tế rất hiệu quả, sản xuất ra những sản phẩm mới ứng dụng công nghệ cao từng bước tiếp cận được với thị trường. Các địa phương rất tích cực trong việc đề xuất các nhiệm vụ KH&CN nghiên cứu giải quyết các vấn đề của địa phương.

Đồng chí Giám đốc Sở nhấn mạnh: các địa phương cần tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin về những vấn đề cần giải quyết, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ là đầu mối chia sẻ, kết nối giữa địa phương với các chuyên gia nhà khoa học để giúp địa phương giải quyết các vấn đề bằng KH&CN để có thể mang lại hiệu quả cao hơn.

Đối với các nhiệm vụ sở hữu trí tuệ, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, việc xây dựng, bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, sản phẩm làng nghề… ngoài việc phát huy giá trị tài sản trí tuệ của địa phương còn góp phần bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của Thủ đô nói chung và xứ Đoài nói riêng.

Đồng chí Nguyễn Hồng Sơn lưu ý các địa phương quan tâm hơn nữa đến hoạt động sáng kiến kinh nghiệm ở cấp cơ sở, tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất để phát huy phong trào sáng kiến, kinh nghiệm đồng đều, rộng khắp, mang lại hiệu quả tích cực hơn nữa.