video

Video

THĂM DÒ Ý KIẾN

Lấy ý kiến bình chọn về nôi dung trên trang
Bạn chưa có đủ quyền truy nhập portlet này.

an toàn bức xạ và hạt nhân

Ứng dụng bức xạ cho công tác khảo cổ
Ngày đăng 26/02/2019 | 16:37  | Lượt xem: 52

Các nhà nghiên cứu Albania đã sử dụng tia X để tìm ra người đã vẽ nên một kiệt tác tinh xảo hàng thế kỷ về Saint George, một trong những vị thánh nổi tiếng nhất của Kitô giáo. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp Thử nghiệm không phá hủy (NDT) và Phân tích không phá hủy (NDA) liên quan đến tia X, tia được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu vật liệu và chất lượng của các vật, từ phân tích các đồ tạo tác văn hóa và mẫu y sinh như máu và tóc cho đến tìm các vết nứt hoặc lỗ hổng trong các ống dầu và các bộ phận máy bay.

Các nhà nghiên cứu Albania đã sử dụng tia X để tìm ra người đã vẽ nên một kiệt tác tinh xảo hàng thế kỷ về Saint George, một trong những vị thánh nổi tiếng nhất của Kitô giáo. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp Thử nghiệm không phá hủy (NDT) và Phân tích không phá hủy (NDA) liên quan đến tia X, tia được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu vật liệu và chất lượng của các vật, từ phân tích các đồ tạo tác văn hóa và mẫu y sinh như máu và tóc cho đến tìm các vết nứt hoặc lỗ hổng trong các ống dầu và các bộ phận máy bay.
“Thử nghiệm và phân tích không phá hủy cho phép chúng tôi đánh giá tính toàn vẹn và tính chất vật lý của các vật mà không làm hư hại chúng, điều này rất quan trọng khi xử lý các vật cổ, thường rất dễ vỡ”, theo ông Esmeralda Vataj, nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý hạt nhân ứng dụng, Albania, “tia X cũng giúp chúng ta nhìn thấy các phần bên trong của một vật và xác định bất kỳ vết nứt hoặc lỗ hổng nào có thể không nhìn thấy được."
Sau khi tìm lại được bức chân dung từ một nhà thờ cũ, các nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý hạt nhân ứng dụng đã làm việc với các chuyên gia của IAEA để nghiên cứu bức chân dung bằng kỹ thuật NDT và NDA. Những phát hiện của họ đã giúp các nhà bảo tồn tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia ở Tirana hiểu được lịch sử của bức tranh và chọn phương pháp phù hợp để phục hồi lại tác phẩm nghệ thuật quý giá này.
Ban đầu khi chúng tôi nhận bức chân dung, chúng tôi đã nghĩ rằng nó được vẽ bởi một họa sĩ vô danh, ông Vataj nói. Sau khi kiểm tra tính toàn vẹn cấu trúc của bức tranh bằng phương pháp chụp X quang công nghiệp, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phân tích huỳnh quang tia X (XRF) để xác định các vật liệu được sử dụng để tạo ra tác phẩm. Họ đã so sánh các vật liệu này với các vật liệu được sử dụng bởi các nghệ sĩ khác trong các khoảng thời gian khác nhau và phân tích của họ đã có một sự trùng khớp.
Nhờ phân tích huỳnh quang tia X, giờ đây chúng tôi đã xác định được các chất màu được sử dụng trong bức chân dung của Saint George, giúp chúng tôi phát hiện ra rằng tác phẩm được vẽ bởi anh em Çetiri ở thế kỷ 18, Vataj nói. Thông tin này cũng là chìa khóa để khôi phục lại tác phẩm một cách xác thực.
Bức chân dung của Saint George là một trong hàng ngàn kho tàng văn hóa và khảo cổ trong bộ sưu tập của bảo tàng. Nhiều bức đã được thu hồi từ các di tích lịch sử và nhà thờ. Chúng thường bị hư hỏng, khiến rất khó để xử lý. Vì NDT và NDA đều là phương pháp không can thiệp, thường được các nhà nghiên cứu sử dụng để nghiên cứu các vật dễ vỡ như vậy.
Bảo vệ di sản văn hóa trên toàn thế giới
NDT và NDA có thể phát hiện những chi tiết có giá trị trong tác phẩm nghệ thuật và đồ tạo tác văn hóa mà mắt thường không thể phát hiện được. Mỗi tác phẩm có một sự pha trộn duy nhất của các nguyên tố và đồng vị mang thông tin về nguồn gốc của tác phẩm, từ các kỹ thuật và vật liệu được sử dụng, cho đến thời điểm và ngay cả nơi được tạo ra, Patrick Brisset, một nhà công nghệ công nghiệp tại IAEA cho biết. Thông tin này có thể được sử dụng để bảo tồn các tác phẩm và khám phá lịch sử xung quanh việc sáng tạo ra chúng và cũng có thể được sử dụng để xác định giả mạo.
Hàng trăm chuyên gia trên toàn thế giới đang hợp tác với IAEA để sử dụng NDT và NDA nhằm nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa và xác định các giả mạo, bao gồm cung cấp đào tạo và các thiết bị, phương tiện cần thiết để thực hiện các nghiên cứu này thông qua các dự án hợp tác nghiên cứu và kỹ thuật phối hợp của IAEA. Các dự án này cũng là cơ hội để các chuyên gia chia sẻ chuyên môn và kiến ​​thức, giúp thúc đẩy việc bảo tồn lịch sử của nền văn minh nhân loại.
Chúng tôi đang hợp tác với Viện Vật lý hạt nhân ứng dụng vì các tác phẩm là một trong những đồ tạo tác di sản văn hóa quan trọng nhất mà chúng tôi có. Vì vậy, chúng tôi đang thực hiện tất cả các bước có thể để đảm bảo rằng chúng đang được phân tích và bảo tồn một cách phù hợp, theo ông Arta Dollani, Viện trưởng Viện Di tích Văn hóa Albania, đơn vị hợp tác chặt chẽ với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia để khôi phục các hiện vật văn hóa.
Huỳnh quang tia X và X-quang công nghiệp
Huỳnh quang tia X (XRF) là một phương pháp phân tích không phá hủy (NDA) phát hiện có và đo độ tập trung các nguyên tố trong hầu hết tất cả các loại vật liệu. Các nhà khoa học thường sử dụng một thiết bị nhỏ, cầm tay được gọi là máy quang phổ huỳnh quang tia X để chiếu các chùm tia X vào một mẫu của vật liệu thử. Các chùm tương tác với các nguyên tử trong mẫu, di chuyển các electron khỏi lớp bên trong của các nguyên tử này. Khi một electron bị dịch chuyển, nó để lại một chỗ trống sau đó được lấp bởi một electron từ quỹ đạo cao hơn. Khi một electron chuyển từ quỹ đạo cao hơn xuống quỹ đạo thấp hơn, một lượng năng lượng nhất định được giải phóng dưới dạng bức xạ điện từ. Bức xạ này ở dạng tia X, có thể được phát hiện bằng máy quang phổ và được sử dụng để xác định nguyên tố nguồn gốc của chúng. Phương pháp này rất chính xác vì năng lượng của các tia X phát ra là duy nhất đối với mỗi nguyên tố. XRF được sử dụng rộng rãi trong khảo cổ học để nghiên cứu thành phần của các chất màu hoặc kim loại được sử dụng trong các bản thảo, tranh vẽ, tiền xu, gốm sứ và các đồ tạo tác khác.
X quang công nghiệp là một phương pháp thử nghiệm không phá hủy được sử dụng để xác minh cấu trúc bên trong và tính toàn vẹn của vật. Nó sử dụng bức xạ ion hóa, như tia X, để tạo ra hình ảnh về cấu trúc bên trong của vật liệu rắn và cứng. Bức xạ đi xuyên qua vật liệu và tới phim  được đặt ở phía bên kia. Độ tối của phim thay đổi tùy thuộc vào cường độ bức xạ chiếu vào vật rồi tới phim: vật liệu với phần diện tích có độ dày bị giảm, có vết nứt hoặc lỗ rỗng hoặc nơi có mật độ vật liệu thấp hơn, cho phép nhiều bức xạ đi qua hơn. Những khác nhau này trong hình ảnh có thể được sử dụng để tìm thấy bất kỳ sai sót hoặc vết nứt nào ẩn bên trong vật.
LA, theo IAEA