Thông Báo
- Thông báo Quyết định Về việc công bố công khai dự toán thu, chi ngân sách năm... (24/12/2024)
- Thông báo Kết luận Thanh tra về việc thanh tra về an toàn bức xạ, đo lường... (24/12/2024)
- Thông báo Quyết định về việc công nhận sáng kiến cơ sở và đánh giá hiệu quả... (23/12/2024)
- Thông báo bán đấu giá tài sản của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội (13/12/2024)
- Thông báo Về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (19/11/2024)
hướng dẫn
- Hội thảo góp ý xây dựng Nghị định quy định về... (27/12/2024)
- Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát... (25/12/2024)
- Thông báo Quyết định Về việc công bố công khai... (24/12/2024)
- Thông báo Kết luận Thanh tra về việc thanh tra... (24/12/2024)
- Lịch Công tác Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công... (23/12/2024)
video
Video
THĂM DÒ Ý KIẾN
liên kết website
tin tổng hợp
Sáng 27-11, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025-2030.
Hương Ly
Sáng 27-11, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025-2030.
Đại biểu Trung ương tham gia buổi làm việc có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc; các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy. Cùng dự có lãnh đạo Văn phòng Tổng Bí thư, lãnh đạo Bộ Xây dựng…
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội. Ảnh: Viết Thành
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội. Ảnh: Viết Thành
Đại biểu thành phố Hà Nội dự buổi làm việc có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố; giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, bí thư một số quận, huyện ủy.
Tiên phong, gương mẫu trong triển khai các chủ trương lớn của Trung ương
Phát biểu gợi mở, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, với vai trò là Thủ đô của cả nước, Hà Nội luôn tiên phong, gương mẫu trong triển khai các nghị quyết của Trung ương để các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống, lan tỏa đến từng người dân.
Không chỉ gương mẫu đi đầu trong việc đưa Nghị quyết của Trung ương vào cuộc sống, Hà Nội còn đóng vai trò là cực tăng trưởng kinh tế của cả nước, là trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước. Từ thực tiễn triển khai với tinh thần đổi mới, sáng tạo của Thủ đô Hà Nội, các địa phương sẽ thực hiện và nhân rộng trên cả nước.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Viết Thành
Nhấn mạnh vai trò, vị thế của Thủ đô, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng khẳng định, Hà Nội cần có được sự quan tâm tương xứng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ban, bộ, ngành Trung ương.
Tổng Bí thư cũng mong muốn, cùng với việc triển khai Chỉ thị số 35-CT/TƯ về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Hà Nội sẽ tiếp tục tiên phong, gương mẫu trong việc triển khai các chủ trương lớn của Trung ương với những thay đổi mạnh mẽ để đưa đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, với những bước phát triển vượt bậc.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu. Ảnh: Viết Thành
Tổng Bí thư mong muốn, tại buổi làm việc, Hà Nội sẽ chia sẻ những vấn đề lúng túng, còn tồn đọng khi triển khai các chủ trương lớn của Trung ương, để từ đó, Trung ương lắng nghe và cùng Hà Nội tháo gỡ, xử lý…
Gợi mở một số vấn đề quan trọng của Hà Nội, như: Bảo vệ môi trường, phát triển giao thông, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, vấn đề chống lãng phí, tận dụng tối đa nguồn lực để phát triển…, Tổng Bí thư mong muốn, thời gian tới, Hà Nội sẽ có những hướng đi sáng tạo trong triển khai các chủ trương lớn của Trung ương để từ đó đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân.
Xây dựng bộ máy “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”
Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã trình bày cáo cáo tóm tắt về tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội thời gian qua, những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, năm 2024, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo, song bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên, kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo các cấp ủy và các cơ quan trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở thực hiện đồng bộ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên và đột xuất, đạt kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật trên nhiều lĩnh vực.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong trình bày báo cáo. Ảnh: Viết Thành
Đảng bộ thành phố tiếp tục gương mẫu, đi đầu thực hiện nghiêm túc, sáng tạo, bài bản Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phương thức lãnh đạo của Thành ủy và các cấp ủy có nhiều đổi mới, tập trung những việc lớn, việc khó, phức tạp.
Đảng bộ thành phố tiếp tục là đơn vị gương mẫu đi đầu trong việc đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị thành phố theo Nghị quyết số 18, 19-NQ/TƯ, Nghị quyết số 39-NQ/TƯ của Trung ương; Kết luận số 28-KL/TƯ ngày 21-2-2022 của Bộ Chính trị. Sau sắp xếp, đã giảm 2 đảng ủy khối, 1 cơ quan tương đương sở; 3 đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố, 8 chi cục và 62 đầu mối thuộc chi cục thuộc sở, 41 đầu mối cấp phòng; giảm 174 đơn vị sự nghiệp cấp 2; tinh giản biên chế giảm 1.820 công chức; 12.890 biên chế sự nghiệp. Tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở sau sắp xếp đã theo hướng đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng lên rõ rệt.
Tiếp thu tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về xây dựng bộ máy hệ thống chính trị với tinh thần “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”, ngày 22-11-2024, Ban Thường vụ Thành ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 18 do đồng chí Bí thư Thành ủy làm Trưởng ban để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết và gương mẫu, đi đầu triển khai thực hiện các chủ trương về xây dựng hệ thống chính trị theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương…
Đặc biệt, thành phố sẽ tổ chức Hội nghị chuyên đề vào đầu tháng 12-2024, nhằm thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quan điểm chỉ đạo, những chủ trương, quyết sách mới để đưa dân tộc và đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc trong các bài viết, bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm. Qua đó, giúp cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân Thủ đô nhận thức sâu sắc về các quan điểm chỉ đạo, những chủ trương, quyết sách mới của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm; tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống chính trị, đồng thuận trong nhân dân về những chủ trương, đường lối, chính sách tạo nền tảng mới quan trọng để đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Trong năm 2024, thành phố đã hoàn thành xây dựng thể chế, chính sách tạo lập không gian phát triển mới với tầm nhìn dài hạn cho phát triển Thủ đô; quyết liệt thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với triển khai đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, các nhiệm vụ đề ra cơ bản đã hoàn thành, dự kiến hoàn thành 20/24 chỉ tiêu, trong đó 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Đáng chú ý, thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, thành phố đã tập trung rà soát, lập danh mục 829 dự án chậm triển khai; ra quyết định thu hồi 8 dự án lớn không đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa, lãng phí với diện tích 258,9ha. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí do Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban. Ngay sau khi thành lập, Ban Chỉ đạo đã kiểm tra, xử lý và chỉ đạo các tổ chức liên quan khẩn trương hoàn thành một số công trình đang bị chậm, lãng phí để đưa ngay vào phục vụ nhân dân.
Thành phố đã quan tâm, quyết liệt chỉ đạo vấn đề xử lý ô nhiễm nước thải. Đến nay, thành phố đã có 6 nhà máy/trạm xử lý nước thải tập trung theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành, chủ yếu tập trung tại vùng đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng - lưu vực sông Tô Lịch và một phần lưu vực Tả Nhuệ với tổng công suất xử lý là 314.300m3/ngày đêm; đạt 30,9% nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Tháng 12-2024, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đi vào vận hành chạy thử với công suất 100.000m3/ngày đêm, nâng tỷ lệ lên 40%; dự kiến năm 2025, khi dự án hoàn thành toàn bộ (công suất 270.000m3/ngày đêm) sẽ đạt 50% (đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra).
Để bảo đảm tỷ lệ xử lý nước thải đến năm 2030 đạt 65%, thành phố đang chỉ đạo triển khai nghiên cứu, đầu tư xây dựng 9 dự án nhà máy, hệ thống thu gom xử lý nước thải theo quy hoạch.
Bên cạnh đó, thành phố đã ban hành Đề án bảo vệ môi trường làng nghề, kế hoạch kiểm soát, xử lý ô nhiễm nước sông Cầu Bây và đang chỉ đạo, hoàn thiện, phê duyệt Đề án “Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét” trong tháng 12-2024. Trên cơ sở thu gom triệt để nước thải xả vào sông Tô Lịch, vận hành tốt hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, đầu tư cải tạo, nâng cấp cảnh quan dọc 2 bờ sông, dự kiến trong năm 2025, môi trường, cảnh quan sông Tô Lịch sẽ chuyển biến tích cực, phục vụ hiệu quả nhân dân Thủ đô.
Với lượng rác thải sinh hoạt phát sinh 6.800 - 7.500 tấn/ngày, để giải quyết tốt vấn đề bức xúc về rác thải, năm 2023, thành phố đã đưa Nhà máy điện rác Sóc Sơn với quy mô lớn và hiện đại nhất Đông Nam Á (công suất xử lý 4.000 tấn/ngày, phát điện 90MW) vào hoạt động và tiếp tới sẽ đưa Nhà máy điện rác Seraphin công suất xử lý 2.250 tấn/ngày, phát điện 30MW vào hoạt động. Trước mắt, hai nhà máy trên đã cơ bản đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh hằng ngày.
Về tình hình dư luận cử tri và nhân dân Thủ đô, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho biết, qua nắm bắt cho thấy, cử tri và nhân dân Thủ đô phấn khởi trước những kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước; chính sách đối ngoại khéo léo của Đảng, Nhà nước; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định.
Cử tri, nhân dân Thủ đô ghi nhận và đánh giá cao sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, thành phố, các ban, ngành, đoàn thể trong xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động tri ân nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà của Trung ương, thành phố… và bày tỏ sự tin tưởng vào công cuộc xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Về giải quyết kiến nghị cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, tính đến nay, riêng tại Đơn vị bầu cử số 1 (tại các quận: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa), các cử tri đã có 76 ý kiến, kiến nghị. Trung ương, thành phố và các đơn vị có liên quan đã trả lời, giải quyết 72/76 ý kiến, kiến nghị. Đối với các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành xem xét, trả lời.
Trong thời gian tới, Hà Nội tập trung quyết liệt xử lý các vấn đề về môi trường, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và xây dựng các công trình khu vực hồ Tây; quy hoạch phát triển hai bên bờ sông Hồng; đầu tư xây dựng các cầu vượt sông Hồng; dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Láng - Hòa Lạc); nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư; đầu tư công và giải phóng mặt bằng; phát triển hai thành phố trực thuộc Thủ đô…
Tại hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã nêu một số kiến nghị, đề xuất với Tổng Bí thư Tô Lâm và các cơ quan trung ương.
Kiến nghị các giải pháp để Hà Nội phát triển xứng tầm
Dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, các đồng chí: Trần Sỹ Thanh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố đã phát biểu làm rõ về các kết quả phát triển kinh tế - xã hội, xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông; phát triển văn hóa và việc triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long, triển khai Luật Thủ đô sửa đổi; thực hiện chuyển đổi số...
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu. Ảnh: Viết Thành
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu. Ảnh: Viết Thành
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải phát biểu. Ảnh: Viết Thành
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài cũng phát biểu làm rõ một số nội dung về triển khai công tác xây dựng Đảng tại Đảng bộ thành phố, đặc biệt là việc triển khai Chỉ thị số 35-CT/TƯ ngày 14-6-2024 về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, với vai trò là Đảng bộ Thủ đô, có số lượng đảng viên lớn nhất cả nước (hơn 48 vạn đảng viên), ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 35-CT/TƯ, thành phố đã tổ chức quán triệt triển khai trong toàn Đảng bộ, đồng thời, ban hành kế hoạch để cụ thể hóa Chỉ thị. Ngay sau khi thành phố thành lập các tiểu ban phục vụ Đại hội theo hướng dẫn của Trung ương, các quận, huyện trên địa bàn cũng bám sát kế hoạch của Trung ương và thành phố để thực hiện. Theo kế hoạch, trong tháng 3-2025, thành phố sẽ tiến hành Đại hội điểm cấp xã, phường, thị trấn và trong tháng 6 sẽ tiến hành Đại hội điểm cấp quận, huyện và đến tháng 10-2025, sẽ tiến hành Đại hội Đảng bộ cấp thành phố.
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài phát biểu. Ảnh: Viết Thành
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài cũng cho biết, Thành ủy Hà Nội cũng đã tập trung chỉ đạo việc chuẩn bị văn kiện đại hội, trong đó tập trung xem xét những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại; chỉ ra nguyên nhân chủ quan sát với tình hình mới.
Đến nay, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã cho ý kiến lần 1 vào dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố; đến tháng 1-2025, sẽ xin ý kiến lần 2 và tiếp tục hoàn thiện để gửi xin ý kiến các tổ chức Đảng.
Thành ủy chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng sát sao chuẩn bị các nội dung đại hội, nhất là văn kiện đại hội, bên cạnh đánh giá kết quả đạt được cần nhìn thẳng sự thật, nâng cao sức chiến đấu, chỉ rõ tồn tại, hạn chế, nguyên nhân để đề ra phương hướng khắc phục trong tình hình mới, đặc biệt là cập nhật tinh thần, quan điểm chỉ đạo mới của Trung ương, của đồng chí Tổng Bí thư.
Cùng với đó là làm tốt công tác chuẩn bị cấp ủy khóa tới, nhân sự cấp ủy thực sự là tinh hoa, hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định, sẵn sàng cống hiến vì thành phố, quê hương, đất nước.
Cùng với việc phân công các đồng chí ủy viên ban thường vụ, cấp ủy viên thường xuyên bám sát địa bàn phát hiện kịp thời, tháo gỡ các vấn đề từ cơ sở, Thành ủy sẽ thành lập các đoàn kiểm tra 50 đảng bộ trực thuộc về công tác chuẩn bị đại hội.
Liên quan đến việc triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TƯ ngày 25-10-2017 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, vừa qua, thành phố Hà Nội cũng đã được Quốc hội cho phép sáp nhập các xã. Riêng về sáp nhập tổ chức đảng, thành phố mong muốn sớm nhận được sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương để thực hiện thống nhất, đồng bộ…
Bí thư Thành ủy cũng cho biết, ngay sau buổi làm việc của Tổng Bí thư với Ban Thường vụ Thành ủy vào tháng 8 vừa qua, thành phố đã có những bước triển khai mạnh mẽ nhằm lan tỏa sâu rộng những tư tưởng, quan điểm mới, những trăn trở của Tổng Bí thư nhằm đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.
Thành ủy đã chỉ đạo biên soạn các bài nói, bài viết của đồng chí Tổng Bí thư thành tài liệu sinh hoạt chi bộ ngay trong tháng 11 để các chủ trương mới của Đảng được thấm sâu, lan tỏa đến từng cán bộ, đảng viên, để từng đảng viên xây dựng kế hoạch và chương trình hành động cụ thể, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ tư duy đến hành động.
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài cũng khẳng định, Thành ủy Hà Nội sẽ lãnh đạo tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp, góp phần vào thành công Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Tiếp đó, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, đại diện các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã tập trung thảo luận về các nội dung liên quan đến việc hỗ trợ thành phố Hà Nội phát huy nguồn lực đất đai, tài nguyên môi trường; việc triển khai các chủ trương lớn của Bộ Chính trị và chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu. Ảnh: Viết Thành
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường Đỗ Đức Duy phát biểu. Ảnh: Viết Thành
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu. Ảnh: Viết Thành
Phát biểu thảo luận, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ghi nhận, đánh giá cao việc Hà Nội sớm cập nhật các chủ trương lớn của trung ương.
Từ những phát biểu gợi mở của đồng chí Tổng Bí thư, Phó Thủ tướng Thường trực mong muốn, Hà Nội sẽ tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về quản lý đất đai, môi trường, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông để xây dựng một Hà Nội văn minh, tươi đẹp, phát triển xứng tầm với mong muốn của người dân. “Tinh thần của Chính phủ là hỗ trợ hết sức để đáp ứng mong mỏi của Hà Nội cũng là mong muốn của nhân dân cả nước”, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.
Hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để Hà Nội tiếp tục là thành phố “gương mẫu, đi đầu của cả nước”
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm đã bày tỏ sự vui mừng được cùng với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số ban, bộ, ngành ở trung ương về làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy và cán bộ chủ chốt của thành phố Hà Nội.
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những kết quả thành phố Hà Nội đã đạt được, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, vượt qua mọi khó khăn, quyết liệt thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với triển khai đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đến nay, các nhiệm vụ đề ra cơ bản đã hoàn thành, dự kiến hoàn thành 20/24 chỉ tiêu, trong đó 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch (Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 11% - kế hoạch (KH) là 5%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,25% - KH là 94,5%; tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc đạt 46% - KH là 45%; tỷ lệ lao động tham gia BHXH tự nguyện đạt 2,9% - KH là 2,5%; tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 44,2% - KH là 40%; giảm 490 hộ nghèo (KH là 380 hộ).
Theo Tổng Bí thư, Thủ đô ngày càng có nhiều khởi sắc, uy tín của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với nhân dân ngày càng được tăng cường. Thành phố Hà Nội cũng đã triển khai rất nhanh và quyết liệt những chủ trương của Trung ương, tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn phát triển mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu kết luận. Ảnh: Viết Thành
Tổng Bí thư cũng đánh giá Đảng bộ thành phố đã và đang làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội các cấp. “Công việc chuẩn bị cho đại hội được các cấp chuẩn bị tốt, tôi tin tưởng thành phố sẽ tổ chức thành công đại hội đảng các cấp”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Điểm lại những công việc trọng điểm mà thành phố đã và đang triển khai, đó là công tác quy hoạch, giao thông công cộng, môi trường, xử lý nước, xử lý rác thải, không khí…, Tổng Bí thư nhấn mạnh đây cũng là vấn đề nhân dân quan tâm, mong muốn, vì vậy Hà Nội cần phải làm tốt hơn nữa.
Phát huy kết quả đã đạt được, Tổng Bí thư gợi mở thành phố học tập kinh nghiệm của các thành phố đã thành công trong xử lý ô nhiễm môi trường. Thành phố cần tập trung làm tốt hơn nữa các vấn đề bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm từ nguồn phát thải ô tô và xe gắn máy để xây dựng một thủ đô xanh, sạch, văn minh, hiện đại.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đề nghị thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn về đất đai và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với đó, cần tập trung làm tốt việc cải tạo các chung cư cũ, chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án lớn của Trung ương và thành phố. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tính toán kỹ khi lập quy hoạch, bảo đảm tầm nhìn dài hạn, tránh tình trạng nhà tái định cư, nhà ở xã hội vừa xây được một thời gian ngắn phải phá bỏ, gây lãng phí rất lớn về nguồn lực.
Ghi nhận những kết quả vượt bậc của Hà Nội trong công tác phát triển y tế, giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng mong muốn, thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục làm tốt hơn việc chăm lo sức khỏe phục vụ nhân dân để học sinh được học tập trong những trường học thông minh, hiện đại; người dân được chăm sóc y tế với chất lượng ngày càng cao.
Nhấn mạnh, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã làm tốt công tác phát triển văn hóa, du lịch, song, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng mong muốn, thời gian tới, Hà Nội sẽ có hướng đi bài bản hơn để phát triển những tiềm năng, lợi thế về du lịch, đặc biệt là phát huy những giá trị của Khu di tích hoàng thành Thăng Long trên tinh thần Hà Nội chủ trì thực hiện với sự tham gia hỗ trợ tích cực của các ban, ngành Trung ương, sự ủng hộ hết mình của UNESCO.
Cùng với việc quan tâm đẩy mạnh hệ thống giao thông nội đô, tập trung phát triển các cây cầu qua sông Hồng để giảm bớt áp lực giao thông hiện tại, Tổng Bí thư cũng mong muốn thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, lan tỏa quá trình này đến từng người dân, để tạo tiền đề xây dựng xã hội số, công dân số…
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Viết Thành
Đánh giá cao những đề xuất, kiến nghị mang tính đột phá của Hà Nội liên quan đến các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, song Tổng Bí thư Tô Lâm cũng mong muốn Hà Nội tiếp tục quan tâm đầu tư khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, duy trì và phát huy giá trị của các dòng sông, trong đó có sông Hồng, sông Tô Lịch; xử lý triệt để toàn bộ nước thải của thành phố; tính toán lại phương án thu gom, xử lý rác thải nhằm bảo đảm sức khỏe cho nhân dân và giảm bớt sự khó khăn, vất vả cho đội ngũ công nhân môi trường.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, việc phát triển khu vực hồ Tây của Thủ đô là hướng đi đúng đắn bởi khu vực này là điểm kết nối với Đông Anh, đồng thời, thúc đẩy việc phát triển hai bên bờ sông Hồng.
Tổng Bí thư đề nghị, ngay sau cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chính phủ, các bộ, ngành cũng tập trung tháo gỡ sớm nhất mọi vướng mắc của Thủ đô trong các lĩnh vực: Quy hoạch, đất đai, môi trường… để Hà Nội phát huy cao nhất những tiềm năng vốn có, phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô.
Ghi nhận thành phố Hà Nội thời gian qua đã làm tốt công tác tiếp xúc cử tri, kịp thời ghi nhận, tiếp thu những tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, kỳ vọng, Thủ đô Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển ổn định, ngày càng xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại; tiếp tục duy trì là thành phố “gương mẫu, đi đầu của cả nước”.
Phát huy truyền thống đoàn kết, xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài nghiêm túc tiếp thu đầy đủ những ý kiến chỉ đạo sâu sắc, toàn diện của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, đặc biệt là những vấn đề được đồng chí gợi mở và các ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành tại hội nghị.
Đây là những định hướng lớn, quan trọng để cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân Thủ đô tiếp tục vận dụng và cụ thể hóa vào các chương trình, kế hoạch công tác để tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị của thành phố trong thời gian tới, đặc biệt là trong xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII.
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo. Ảnh: Viết Thành
"Đảng bộ thành phố xin hứa với đồng chí Tổng Bí thư, với Trung ương Đảng sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, bản lĩnh, sáng tạo, gương mẫu, đi đầu thực hiện nghiêm và có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng, của đồng chí Tổng Bí thư; tập trung lãnh đạo thực hiện tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, nhất là của cấp chi bộ", Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
Cùng với đó là đổi mới việc nghiên cứu, học tập, nâng cao nhận thức; biến nhận thức thành chương trình hành động của tổ chức, cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên và trách nhiệm của mọi người dân, trước tiên là lãnh đạo triển khai có hiệu quả đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tới mọi chi bộ, đảng viên và nhân dân về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng, của đồng chí Tổng Bí thư về Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí; tinh gọn tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi số trong Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Thành phố Hà Nội sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá quan trọng trong công tác xây dựng thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, phát triển mạnh mẽ hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông, hệ thống đường sắt đô thị, hạ tầng số; chăm lo an sinh, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; giữ vững quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố; tạo dựng môi trường hòa bình, thân thiện, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của Thủ đô, có đóng góp ngày quan trọng vào sự phát triển của đất nước; quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố đã đề ra; lãnh đạo tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp và Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 -2030.
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài cũng thay mặt Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô trân trọng cảm ơn sự quan tâm đặc biệt và tình cảm quý báu của đồng chí Tổng Bí thư dành cho Thủ đô Hà Nội.
Đồng chí mong muốn, trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Trung ương để Thủ đô Hà Nội phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế của Thủ đô - trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, “Thành phố Sáng tạo”, “Thành phố Vì hòa bình” theo đúng Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Trung ương đã đề ra.
Nguồn: hanoimoi.vn
CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Hội thảo góp ý xây dựng Nghị định quy định về thành lập hoặc tham gia thành... (27/12/2024)
- Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi... (25/12/2024)
- Thông báo Quyết định Về việc công bố công khai dự toán thu, chi ngân sách năm... (24/12/2024)
- Thông báo Kết luận Thanh tra về việc thanh tra về an toàn bức xạ, đo lường... (24/12/2024)
- Lịch Công tác Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội Tuần 52,... (23/12/2024)