Thủ tục hành chính

Kho tư liệu - thư viện ảnh

video

Video

Không tìm thấy video nào

THĂM DÒ Ý KIẾN

Lấy ý kiến bình chọn về nôi dung trên trang

thông tin và thống kê khoa học công nghệ

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Thực trạng và một số giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chay tại Hà Nội
Ngày đăng 02/04/2024 | 14:16  | Lượt xem: 47

Ngày 26/03/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá quá trình thực hiện và kết quả của đề tài “Thực trạng và một số giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chay tại Hà Nội”. Đề tài mang mã số 01C-08/10-2021-3, do PGS.TS. Lê Thị Hồng Hảo làm Chủ nhiệm, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia là đơn vị Chủ trì. PGS.TS. Hoàng Đức Hạnh - Nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm Chủ tịch Hội đồng. ThS. Nguyễn Khắc Sự - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ là Phó Chủ tịch.

Quang Sáng

 

 

Ngày 26/03/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá quá trình thực hiện và kết quả của đề tài “Thực trạng và một số giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chay tại Hà Nội”. Đề tài mang mã số 01C-08/10-2021-3, do PGS.TS. Lê Thị Hồng Hảo làm Chủ nhiệm, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia là đơn vị Chủ trì. PGS.TS. Hoàng Đức Hạnh - Nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm Chủ tịch Hội đồng. ThS. Nguyễn Khắc Sự - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ là Phó Chủ tịch.

Theo báo cáo trình bày trước Hội đồng, các nghiên cứu trên thế giới về an toàn của thực phẩm chay rất ít, chủ yếu là các công bố về văn hóa ăn chay, dinh dưỡng của thực phẩm chay, lựa chọn thực phẩm hoặc cách chế biến món ăn. Các mối nguy mất an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn đang tiềm ẩn trong các sản phẩm chay do đã có nhiều những công bố về sự ô nhiễm của vi sinh vật gây bệnh và các nguy cơ hóa học trong các sản phẩm là nguồn nguyên liệu chế biến thực phẩm chay như: rau, củ, quả, ngũ cốc, nấm, rong biển... Ngoài ra, cũng không có những quy định riêng về giới hạn của các chất ô nhiễm trong thực phẩm chay. Chúng được đánh giá như thực phẩm thông thường theo nguồn gốc của nguyên liệu chế biến.

Kết quả thanh, kiểm tra cho thấy vẫn còn tồn tại tình trạng các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chay vi phạm các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Quá trình thanh tra, kiểm tra mới chỉ dừng lại ở số lượng giới hạn các cơ sở, mới chỉ thực hiện đánh giá điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa thực hiện nghiên cứu đánh giá cả quả trình, theo chuỗi sản xuất chế biến để có những biện pháp và khuyến cáo tổng thể.

Do tốc độ tăng nhanh nhu cầu sử dụng thực phẩm chay dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay. Các quy định quản lý chưa theo kịp, đồng thời kiến thức, thái độ thực hành của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chay còn hạn chế gây nguy cơ tiềm ẩn các mối nguy an toàn thực phẩm trong thực phẩm chay. Do đó, thực hiện đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chay và đề xuất giải pháp quản lý cũng như các khuyến cáo kỹ thuật là một yêu cầu cấp thiết nhằm kiểm soát theo quá trình, phát hiện và kiểm soát những công đoạn đang bị bỏ ngỏ hoặc phát hiện những khoảng trống trong chính sách quản lý nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu: đánh giá thực trạng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chay tại Hà Nội; đề xuất một số giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chay tại Hà Nội.

Những năm gần đây, nước ta đã xuất hiện một số vụ ngộ độc do sử dụng thực phẩm chay. Các văn bản pháp luật, các quy định quản lý cho nhóm thực phẩm chay còn thiếu sự liên kết. Quá trình kiểm tra, giám sát, đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh và kiểm nghiệm các mặt hàng chay vẫn còn hạn chế. Việc giám sát các sản phẩm chay cũng đã được đưa vào chương trình giảm sát chủ động ở một số đơn vị quản lý. Tuy nhiên, các hoạt động này còn nhỏ và phạm vi hẹp, chưa có một nghiên cứn nào được công bố về việc đánh giá mối nguy an toàn thực phẩm của thực phẩm chay theo chuỗi sản xuất, từ nguyên liệu đến thành phẩm và sản phẩm lưu thông trên thị trường, đặc biệt là việc truy vết để tìm nguồn gốc. Kết quả của đề tài “Thực trạng và một số giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chay tại Hà Nội” cho thấy bức tranh thực trạng về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của thực phẩm chay tại Hà Nội. Kết quả của đề tài cũng là cơ sở để các đơn vị quản lý đề xuất bổ sung thêm các quy định quản lý cho nhóm sản phẩm này. Các nhà sản xuất, chế biến có cơ sở để cải tiến quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản để sản phẩm được an toàn hơn.

Kết quả của đề tài cho thấy thực trạng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chay trên địa bàn Hà Nội. Từ đó, các cơ quan quản lý và nhà sản xuất có những thay đổi, cải tiến về tốt hơn vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của các sản phẩm chay, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Qua đó đề xuất với các đơn vị liên quan trong chuỗi sản xuất thực phẩm chay để bổ sung thêm các quy định quản lý đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm chay trên địa bàn.

Đề tài được nghiên cứu thành công mở ra hướng nghiên cứu đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm cho thực phẩm chay trên địa bàn các tỉnh/thành khác, đồng thời những cải tiến về mặt quản lý sẽ giúp quản lý tốt hơn vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chay trong cả nước.

Các thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố đánh giá cao sự nỗ lực và những kết quả đạt được của đề tài, đồng thời nhất trí nghiệm thu đề tài đạt loại Xuất sắc.