Thủ tục hành chính

Kho tư liệu - thư viện ảnh

video

Video

Không tìm thấy video nào

THĂM DÒ Ý KIẾN

Lấy ý kiến bình chọn về nôi dung trên trang

thông tin và thống kê khoa học công nghệ

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Rau an toàn Thanh Đa“ của xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
Ngày đăng 05/04/2024 | 14:35  | Lượt xem: 32

Ngày 26/3/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với nhiệm vụ “Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Rau an toàn Thanh Đa“ của xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội”, mã số SHTT/14-2022-3. Nhiệm vụ do TS. Phạm Công Nghiệp – Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam chủ trì thực hiện.

Đỗ Minh

 

Ngày 26/3/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với nhiệm vụ “Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Rau an toàn Thanh Đa“ của xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội”, mã số SHTT/14-2022-3. Nhiệm vụ do TS. Phạm Công Nghiệp – Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam chủ trì thực hiện.

Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố do GS.TS. Trần Khắc Thi – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nông lâm nghiệp Thăng Long làm Chủ tịch.

 Huyện Phúc Thọ được quy hoạch là vùng sinh thái, du lịch và nông nghiệp chất lượng cao của thành phố Hà Nội, đã hình thành những vùng sản xuất rau tập trung ở một số xã như Thanh Đa, Vân Phúc, Xuân Phú,...

Xã Thanh Đa là vùng đất bãi ven sông Hồng chuyên canh rau màu với diện tích sản xuất rau của xã là 120ha, trong đó có 50 ha sản xuất rau an toàn tập trung tại thôn Phú An. So với cây trồng khác cây rau của xã Thanh Đa cho hiệu quả kinh tế khá cao. Các sản phẩm rau an toàn (RAT) của xã Thanh Đa có chất lượng tốt do được trồng trên vùng đất bãi phù sa sông Đáy, người dân có kinh nghiệm và truyền thống sản xuất rau.

Do đó, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể (NHTT) cho sản phẩm rau an toàn của xã Thanh Đa là phù hợp và cần thiết. RAT Thanh Đa phù hợp để đăng ký NHTT bởi vì đặc thù sản xuất rau là số lượng hộ tham gia sản xuất lớn, chủng loại rau đa dạng, thời vụ quanh năm, thu hoạch và bán hàng ngày nên chỉ có tổ chức của những người sản xuất mới đủ điều kiện thời gian, con người để quản lý và phát triển NHTT, quản lý được việc sử dụng tem nhãn hàng ngày.

Nhiệm vụ “Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Rau an toàn Thanh Đa“ của xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” được thực hiện nhằm mục tiêu chung: đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Rau an toàn Thanh Đa” của xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội nhằm bảo tồn, phát huy danh tiếng sản phẩm rau an toàn Thanh Đa, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm, hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo hướng bền vững.

Nhóm thực hiện nhiệm vụ đã điều tra 120 hộ sản xuất và 20 tác nhân thương mại rau Thanh Đa để đánh giá hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ NHTT “Rau an toàn Thanh Đa”.

Đã xây dựng, hoàn thiện và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ NHTT “Rau an toàn Thanh Đa” tại Cục Sở hữu trí tuệ và NHTT “Rau an toàn Thanh Đa” được cấp văn bằng bảo hộ tại Quyết định số 125988/QĐ-SHTT ngày 28/12/2023 của Cục Sở hữu trí tuệ.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản, công cụ quản lý NHTT “Rau an toàn Thanh Đa”: bộ tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm “Rau an toàn Thanh Đa”; tài liệu và Sổ tay Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mang NHTT “Rau an toàn Thanh Đa”; quy định sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm mang NHTT “Rau an toàn Đa”; hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang NHTT “Rau an toàn Thanh Đa”; báo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thê “Rau an toàn Thanh Đa”; báo cáo tông kết và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Đã xây dựng hệ thống nhận diện và công cụ quảng bá, truyền thông giới thiệu sản phẩm mang NHTT “Rau an toàn Thanh Đa”: cẩm nang quảng bá và giới thiệu sản phẩm mang NHTT “Rau an toàn Thanh Đa”; trang fanpage giới thiệu, quảng bá sản phẩm mang NHTT “Rau an toàn Thanh Đa” và đã tiếp cận lược trên 1300 người; in 3.000 tem nhãn, 80 kg túi nilon, 34 kg túi lưới, 4 standee; hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm QR Code.

Đã tổ chức 4 lớp tập huấn cho 360 lượt học viên về kiến thức sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu tập thể “Rau an toàn Thanh Đa” và giới thiệu bộ công cụ quản lý NHTT “Rau an toàn Thanh Đa”; về kiến thức, kỹ năng quản lý và sử dụng NHTT “Rau an toàn Thanh Đa”; về kỹ thuật sản xuất sản phẩm mang NHTT “Rau an toàn Thanh Đa”; hướng dẫn kiểm soát và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; kiến thức, kỹ năng về kinh doanh, thương mại hóa sản phẩm mang NHTT “Rau an toàn Thanh Đa”.

 

Nhiệm vụ đã tạo vị thế cạnh tranh và bảo đảm chất lượng của sản phẩm rau an toàn Thanh Đa trên thị trường, góp phần làm tăng giá trị và uy tín của sản phẩm, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân địa phương. Người tiêu dùng có thêm cơ hội tiếp cận rau an toàn Thanh Đa có chất lượng tốt, an toàn thực phẩm, mẫu mã bao bì đẹp và rõ ràng thông tin về nguồn gốc sản phẩm.

Nhận thức của các hộ trồng rau an toàn của xã Thanh Đa, HTX rau an toàn Phú An, chính quyền địa phương và cả người tiêu dùng về vai trò, giá trị của NHTT “Rau an toàn Thanh Đa” được nâng cao, góp phần làm tăng khả năng tự bảo vệ quyền của người sản xuất, người tiêu dùng đối với sản phẩm.

Nhiệm vụ đã góp phần tạo ra sản phẩm rau an toàn Thanh Đa an toàn về mặt chất lượng và điều này giúp cho người tiêu dùng có cơ hội được sử dụng sản phẩm chất lượng và an toàn. Ngoài ra, vùng trồng rau an toàn Thanh Đa được hướng dẫn KHKT sản xuất để đảm bảo an toàn về mặt môi trường, đất, nước và sức khỏe người sản xuất.

Nhiệm vụ đã giúp tăng diện tích và sản lượng rau của xã Thanh Đa, tăng năng suất rau an toàn của hộ sản xuất, tăng giá bán rau lên 10%, tăng hiệu hiệu quả và thu nhập cho người trồng rau an toàn Thanh Đa lên 23,5%. Thành công của nhiệm vụ đã giúp nâng cao danh tiếng, vị thế và chất lượng của sản phẩm rau an toàn Thanh Đa trên thị trường.

Qua việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể này sẽ từng bước tạo dựng hình ảnh, danh tiếng của sản phẩm trên thị trường bằng chất lượng, hình ảnh, tạo được niềm tin của người tiêu dùng với người sản xuất cũng như các tác nhân thương mại trong chuỗi giá trị rau an toàn Thanh Đa.

Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố thống nhất nghiệm thu đề tài đạt loại Khá.