Thủ tục hành chính

Kho tư liệu - thư viện ảnh

video

Video

Không tìm thấy video nào

THĂM DÒ Ý KIẾN

Lấy ý kiến bình chọn về nôi dung trên trang

sở hữu trí tuệ

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi” của xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Ngày đăng 02/04/2024 | 14:15  | Lượt xem: 41

Ngày 26/3/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với nhiệm vụ “Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lê Chi” của xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”, mã số SHTT/15-2022-3. Nhiệm vụ do ThS. Ngô Thị Bé – Viện nghiên cứu quy hoạch nông nghiệp, nông thôn chủ trì thực hiện.

Đỗ Minh

 

Ngày 26/3/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với nhiệm vụ “Đăng ký, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lê Chi” của xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”, mã số SHTT/15-2022-3. Nhiệm vụ do ThS. Ngô Thị Bé – Viện nghiên cứu quy hoạch nông nghiệp, nông thôn chủ trì thực hiện.

Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố do ThS. Lưu Đức Thanh – Nguyên Giám đốc Trung tâm thẩm định chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu quốc tế, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ làm Chủ tịch; PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội làm Phó Chủ tịch Hội đồng.

Xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội có một đặc sản nổi tiếng đó là Củ đậu ở thôn Cổ Giang. Khác với các nơi cũng là loại củ đậu đó nhưng củ đậu ở Cổ Giang chắc mịn ai được thưởng thức một lần chắc sẽ mãi nhớ vị ngọt và mát rất riêng biệt. Việc đưa củ đậu vào trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Củ đậu Lệ Chi có nhiều lợi thế để phát triển nhưng chưa biết khai thác để bảo vệ uy tín nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, cũng như chưa được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, chưa sử dụng bao bì, tem nhãn trong lưu thông. Do đó để bảo vệ uy tín nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, cần phải bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ cho sản phẩm từ đó mở rộng quy mô sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Nhằm góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm củ đậu của xã Lệ Chi, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo cơ sở tăng cường lợi thế cho sản phẩm trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương, nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi” của xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” được thực hiện nhằm mục tiêu chung: đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi”, góp phần duy trì danh tiếng sản phẩm và nâng cao đời sống người dân vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm củ đậu của xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

 

Sau một thời gian thực hiện, các mục tiêu cụ thể mà nhiệm vụ đề ra đã hoàn thành. Nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi” cho sản phẩm củ đậu của xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu bảo hộ. Hệ thống văn bản, bộ nhận diện, công cụ quản lý Nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi” đã được ban hành.

Nhiệm vụ cũng tiến hành tập huấn về kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh thương mại hóa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi”.

Nhãn hiệu tập thể “Củ đậu Lệ Chi” sau khi được xây dựng thành công đã khẳng định được đây là một sản phẩm có chất lượng tốt, sản phẩm lưu hành trên thị trường được đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng sản phẩm tạo dựng được uy tín trên thị trường.

Các quy trình sử dụng và quản lý Nhãn hiệu tập thể được phổ biến rộng rãi đến người sản xuất và kinh doanh sản phẩm củ đậu, người tiêu dùng sản phẩm củ đậu Lệ Chi đã nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đónh góp tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội;

Việc xác lập, quản lý và phát triển hiệu quả Nhãn hiệu tập thể nâng cao danh tiếng và uy tín của sản phẩm củ đậu Lệ Chi, sản phẩm đưa ra thị trường được đảm bảo ổn định về chất lượng, chính xác về nguồn gốc và được pháp luật bảo vệ; thiết lập một quy trình chuẩn về sản xuất và bảo quản Củ đậu Lệ Chi; quảng bá, giới thiệu rộng rãi sản phẩm củ đậu Lệ Chi; kết quả của nhiệm vụ về phương pháp xây dựng hệ thống tổ chức, thương mại và quản lý chất lượng có thể dùng làm tài liệu để tham khảo, áp dụng cho việc xây dựng và triển khai các nhiệm vụ xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm tương tự.

Việc thực hiện nhiệm vụ sẽ có những tác động tích cực đối với người dân sản xuất và kinh doanh sản phẩm củ đậu của địa phương, thông qua các kết quả của nhiệm vụ sẽ có những tác động tích cực như: góp phần nâng cao giá trị sản phẩm; tăng cường và mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm; thu hút sự tham gia đầu tư của nhiều người dân trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất, tạo nhiều công ăn việc làm tại địa phương; gia tăng tính đoàn kết trong xây dựng phương pháp sản xuất, quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng chuyên nghiệp.

Người tiêu dùng sẽ được sử dụng sản phẩm Củ đậu Lệ Chi đúng với danh tiếng và chất lượng như đã công bố, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn, không bị nhầm lẫn, trà trộn với loại củ đậu của các địa phương khác.

Kết quả của nhiệm vụ sẽ là tiền đề nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường, quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể là giải pháp tạo ra bước phát triển bền vững, phát huy lợi thế của một sản phẩm chất lượng và cũng phù hợp với chính sách của Thành phố.

Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố sau khi xem xét, đánh giá đã thống nhất nghiệm thu nhiệm vụ đạt loại Khá.