ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
-
Nghiên cứu ứng dụng phần mềm thiết kế 3D để thiết kế chế tạo giầy da, bốt nữ mang thương hiệu Việt Nam
Ngày đăng: 14:01 25/01/2019 | Lượt xem: 1032
Ứng dụng công nghệ tin học trong sản xuất kinh doanh là xu thế thời đại. Việc ứng dụng các phần mềm và trang thiết bị hỗ trợ cho thiết kế giầy có những hiệu quả, lợi ích to lớn: giảm thiểu thời gian thiết kế, chi phí thiết kế, kết nối được với các thiết bị tự động trong tạo mẫu thử nghiệm và sản xuất công nghiệp.
Xem chi tiết -
Dữ liệu truyền thông xã hội được sử dụng để dự đoán những thất bại trong lĩnh vực bán lẻ
Ngày đăng: 13:52 27/10/2018 | Lượt xem: 1290
Một sự kết hợp của dữ liệu phương tiện truyền thông xã hội và dữ liệu vận chuyển có thể được sử dụng để dự đoán khả năng một doanh nghiệp bán lẻ nào đó sẽ thành công hay thất bại, các nhà nghiên cứu cho biết.
Xem chi tiết -
Khảo sát, đánh giá một số giống bông có triển vọng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật phù hợp cho một số vùng sản xuất bông phía Bắc
Ngày đăng: 13:46 27/10/2018 | Lượt xem: 1430
Ở Việt Nam, cây bông là cây trồng có lịch sử lâu đời và là cây lấy sợi quan trọng phục vụ cho nhu cầu may mặc nội địa và xuất khẩu nên được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển. Để thực hiện chủ trương trên của Chính phủ, từ những năm 2000
Xem chi tiết -
Nghiên cứu công nghệ sản xuất nước giải khát đóng lon từ cây sương sáo Mesona chinensis Benth
Ngày đăng: 13:44 27/10/2018 | Lượt xem: 1840
Cây Mesona Chinensis Benth hay còn gọi là cây sương sáo, cây thạch đen có nguồn gốc từ vùng phía Đông và Đông Nam Châu Á, phân bố nhiều ở Đông Nam Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Loài cây này phát triển trên các khu vực đất cỏ, đất cát và đất khô, chúng có khả năng thích ứng mạnh trong điều kiện có đủ nước và bóng mát. Ở Việt Nam cây sương sáo mọc hoang dại ở vùng rừng núi (như Cao Bằng) và về sau này được trồng ở nhiều vùng đồng bằng như ở Đồng bằng sông Cửu Long và Miền Tây Nam Bộ. Từ các giống cây hoang mọc dại, hiện nay đã lai tạo thành công nhiều giống sương sáo phù hợp trồng trên nhiều điều kiện thổ nhưỡng khí hậu, cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
Xem chi tiết -
Hoàn thiện công nghệ sản xuất một số sản phẩm (maltodextrin, nha maltose và bột protein) từ gạo ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm
Ngày đăng: 13:42 27/10/2018 | Lượt xem: 1531
Hiện nay, nguyên liệu gạo ở nước ta chủ yếu được sử dụng làm lương thực cho con người và xuất khẩu. Còn việc chế biến các sản phẩm từ gạo còn rất hạn chế, chưa được quan tâm. Để nâng cao giá trị cho hàng nông sản Việt Nam nói chung, nguyên liệu gạo nói riêng, việc nghiên cứu sản xuất những sản phẩm sau thu hoạch là một trong những định hướng quan trọng của Đảng và nhà nước, do vậy việc đầu tư nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm từ gạo là một hướng đi rất cần thiết nhằm nâng cao giá trị của lúa gạo nước ta.
Xem chi tiết -
Sản xuất phát triển một số giống cây trồng vật nuôi ở quần đảo Trường Sa
Ngày đăng: 13:41 27/10/2018 | Lượt xem: 1462
Nằm ở trung tâm Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất trên thế giới. Các tuyến đường biển qua Biển Đông là những kênh chính cho giao lưu hàng hoá của nhiều nước châu Á với tổng trị giá khoảng 31 tỷ USD. Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch.
Xem chi tiết -
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm kháng virus Herpes HSV từ cây Thồm lồm Polygonum chinense L.
Ngày đăng: 13:39 27/10/2018 | Lượt xem: 1725
Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có hệ thực vật rất đa dạng, phát triển quanh năm, trong đó có nhiều loài cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học, có thể ứng dụng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất hóa dược. Dược phẩm là thuốc có nguồn gốc tự nhiên chiếm một tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu dược phẩm ở Việt Nam, các hợp chất tự nhiên đóng góp một vai trò chính yếu trong việc khám phá ra các loại thuốc chữa trị bệnh cho người.
Xem chi tiết -
Nghiên cứu chọn tạo giống lạc, đậu tương cho các tỉnh phía Bắc
Ngày đăng: 13:38 27/10/2018 | Lượt xem: 1639
Trong những năm qua, sản xuất lạc và đậu tương ở nước ta đã có bước tiến bộ nhảy vọt nhờ vào các thành tựu nghiên cứu khoa học các giai đoạn trước và giai đoạn 2006 - 2010, chính sách phát triển nông nghiệp của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Mặc dù năng suất lạc của nước ta (21,3 tạ/ha năm 2015) đã cao hơn năng suất trung bình thế giới (17,4tạ/ha) và cao hơn một số nước, song, nếu đem so sánh với một số nước như Israel (64,3 tạ/ha), Saudi Arabia (40 tạ/ha), Mỹ (38,3 tạ/ha), Malaixia (36,1 tạ/ha) thì năng suất lạc của nước ta vẫn còn thấp điều đó cho thấy tiềm năng tiếp tục nâng cao năng suất lạc là hoàn toàn khả thi, đặc biệt là đối với các tỉnh phía bắc nơi mà năng suất trung bình lạc và đậu tương thấp hơn các tỉnh phía Nam.
Xem chi tiết -
Nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm Đông trùng hạ thảo trên tằm dâu tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
Ngày đăng: 13:36 27/10/2018 | Lượt xem: 1751
Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris là một loài nấm ký sinh trên côn trùng có giá tri dược liệu quan trọng tự như nấm Cordyceps sinensis và được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Các tác dụng chính của vị thuốc quý hiếm bậc nhất này cũng được các nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra như: Làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp; Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim; Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận; Bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thương do thiếu máu; Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu quản ở thận; Tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm; Làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch; Xúc tiến tác dụng của các nội tiết tố, thúc đẩy tế bào lá lách tiết ra insulin;
Xem chi tiết -
Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí quy hoạch, thiết kế cánh đồng lớn sản xuất lúa gắn với xây dựng nông thôn mới tại đồng bằng sông Hồng và ĐB sông Cửu Long
Ngày đăng: 13:34 27/10/2018 | Lượt xem: 1597
Cây lúa cung cấp đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, có thời điểm, xuất khẩu gạo mang về 3,67 tỷ USD cho nền kinh tế quốc dân. Lúa gạo ở Việt Nam, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục được khẳng định là vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mang tầm quốc tế. Lúa gạo đóng vai trò không thể thay thế được trong nông nghiệp Việt Nam - trụ đỡ của nền kinh tế với giá trị xuất khẩu từ nông nghiệp chiếm trên 32 tỷ USD năm 2016; đồng thời có tới 70% dân số cả nước sống ở nông thôn; gần 50% lao động cả nước thuộc lĩnh vực kinh tế nông nghiệp7. Tuy nhiên, hiện nay, ngành lúa gạo việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là hiệu quả chuỗi giá trị còn thấp do năng suất lao đông thấp, giá thành cao, tỷ lệ thất thoát cao, chất lượng gạo xuất khẩu còn thấp.Thực trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún ruộng đất đang là trở ngại đối với việc nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất lớn, thực hiện tái cơ cấu kinh tế.
Xem chi tiết
Thông báo
- Thông báo Kế hoạch Triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiến, người tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước thành phố Hà Nội năm 2024 của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội
- Thông báo Quyết định công nhận kết quả Hội thi sáng tạo kỹ thuật thành phố Hà Nội lần thứ nhất
- Thông báo Kế hoạch Thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 07/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội
- Thông báo về việc giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến về "Làm mới chương trình nông thôn mới"
- Thông báo Thông tin đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước
Hướng dẫn
- Hướng dẫn đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN cấp Thành phố năm 2024
- Hướng dẫn đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố 2023
- Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội hướng dẫn các đơn vị đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN năm 2021
- Mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015
- Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội năm 2020