tin hoạt động của sở
Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng hợp để phát triển bền vững rừng phòng hộ và đặc dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Ngày đăng: 12:21 03/01/2023 | Lượt xem: 79
Quang Sáng
Ngày 29/12/2022, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá quá trình thực hiện và kết quả của đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng hợp để phát triển bền vững rừng phòng hộ và đặc dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề tài mang mã số 01C-05/06-2021-2, do ThS Phạm Đôn làm Chủ nhiệm, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật lâm sinh là đơn vị Chủ trì. PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn - Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng.
Theo báo cáo trình bày trước Hội đồng, tổng diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng của Hà Nội tính đến năm 2021 là 16.836.92 ha, chiếm 62,0% tổng diện tích rừng toàn Thành phố. Tuy diện tích không lớn, song tài nguyên rừng tại Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, là vành đai xanh “lá phổi tự nhiên" bảo vệ môi trường sinh thái cho Thủ đô. Một nét riêng độc đáo của các khu rừng tại Hà Nội là có giá trị đặc biệt về cảnh quan thiên nhiên gắn liền với các khu di tích lịch sử văn hoá, cách mạng được ưu tiên bảo vệ của Thủ đô.
Ngày nay, việc bảo tồn và tôn tạo các khu rừng hiện có, đặc biệt là các khu rừng tự nhiên còn lại trên địa bàn Thủ đô là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, nhằm lưu giữ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quý giá và cảnh quan thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu và các kiểu thời tiết cực đoan đến đời sống của con người. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trên cả nước, nhu cầu về đất đai ngày một tăng cao, đã gây sức ép rất lớn đến tài nguyên rừng, đòi hỏi công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn tới phải được tăng cường hơn nữa, cần có cách thức tổ chức quản lý phù hợp với tình hình mới của đất nước và xu hướng phát triển bền vững của thế giới.
Những năm qua, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đây là các cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai, áp dụng các chủ trương, chính sách của Nhà nước vào thực tiễn, góp phần thúc đẩy công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều bất cập cần giải quyết; còn tồn tại tình trạng chồng chéo trong quản lý, xâm hại tài nguyên rừng phục vụ mục đích định cư và phát triển sản xuất dẫn đến suy giảm diện tích và chất lượng rừng; còn tồn tại nhiều rào cản trong việc thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước và hạn chế trong việc tìm kiếm nguồn đầu tư cho phát triển bền vững. Do đó, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng hợp để phát triển bền vững rừng phòng hộ và đặc dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội” là rất cần thiết.
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đề xuất được giải pháp tổng hợp để phát triển bền vững rừng phòng hộ và đặc dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mục tiêu cụ thể như sau:
- Đánh giá được hiện trạng rừng phòng hộ và đặc dụng; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đánh giá được kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách trong công tác quản lý và phát triển rừng phòng hộ và đặc dụng; làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp rừng phòng hộ và đặc dụng phù hợp cho thành phố Hà Nội.
Đề tài là nghiên cứu toàn diện đầu tiên đi từ lý luận đến thực tiễn công tác quản lý và phát triển bền vững rừng phòng hộ và đặc dụng, để từ đó đề xuất được giải pháp tổng hợp bao gồm cả cơ chế, chính sách và khoa học, công nghệ. Đối với tài nguyên rừng, đề tài kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu hiện đại và truyền thống trong điều tra, đánh giá các đối tượng nghiên cứu trên tất cả các trạng thái/loại rừng (rừng trồng, rừng tự nhiên) với dung lượng mẫu đủ lớn đảm bảo độ tin cậy về khoa học, từ đó xác định được bản chất của đối tượng nghiên cứu. Đối với công tác quản lý rừng, đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp thống kê mô tả, so sánh và phương pháp phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) để phát hiện các vấn đề tồn tại, bất cập trong công tác quản lý và phát triển rừng.
Đề tài đã đề xuất được mô hình quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng bền vững dựa trên nguyên tắc chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa các bên liên quan đảm bảo rừng luôn giữ được vai trò phòng hộ cho cộng đồng địa phương và vùng hạ lưu; bảo tồn được đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm, nguy cấp. Đồng thời các bên liên quan có được thu nhập từ các hoạt động liên quan như dịch vụ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng. du lịch sinh thái, nguồn chất đốt... Cung cấp các kiến thức lâm sinh cũng như cách thức quản lý là vấn đề được chú trọng trong đề tài, nhằm đảm bảo tính bền vững cao, cán bộ quản lý cũng như người dân có thể tự áp dụng và vận hành các cơ chế, quy định đã được xây dựng trong quá trình thực hiện đề tài.
Sự phối hợp đa dạng giữa các bên liên quan trong quá trình tổ chức và thực hiện đề tài gồm nhà nghiên cứu - nhà quản lý - người dân. Do đó, các nội dung và kết quả nghiên cứu sẽ được áp dụng trực tiếp vào thực tiễn sản xuất và quản lý. Với hình thức này kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển giao ngay khi đề tài kết thúc. Các vướng mắc sẽ được khắc phục và thay đổi ngay cho phù hợp với điều kiện của thành phố Hà Nội. Hiệu quả áp dụng tới người hưởng lợi sẽ được tối ưu.
Các thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố đánh giá cao sự nghiêm túc và những kết quả đạt được của đề tài, đồng thời nhất trí nghiệm thu đề tài đạt loại Khá.
các tin khác
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị thành phố Hà Nội
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Xây dựng mô hình sản xuất giống và thâm canh cà chua trái vụ, an toàn tại Hà Nội
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Nghiên cứu đề xuất phân cấp, phân quyền ở Thành phố Hà Nội
- Nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp Thành phố Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị chuyên dụng và công nghệ sản xuất đồ chơi gỗ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giảm ô nhiễm môi trường tại làng nghề Hà Nội
- Kiểm tra kết quả triển khai thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU của Thành đoàn Hà Nội
- Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân năm 2022 của Thành phố Hà Nội
- Kiểm tra kết quả triển khai thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU với Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng
- Hội thảo “Chuyển đổi số và Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp”
- Hội thảo “Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước”
Thông báo
- Thông báo về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố, nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 để tuyển chọn trong kỳ kế hoạch năm 2023.
- Thông báo Về kết quả thi trình bày đề án kỳ thi tuyển chức danh Trưởng phòng An toàn bức xạ và hạt nhân
- Thông báo giải thể Trung tâm Hỗ trợ khoa học, công nghệ doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Thông báo Quyết định Về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023
- Thông báo Về việc tổ chức thi trình bày Đề án thi tuyển chức danh Trưởng phòng An toàn bức xạ và hạt nhân
Hướng dẫn
- Hướng dẫn đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố 2023
- Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội hướng dẫn các đơn vị đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN năm 2021
- Mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015
- Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội năm 2020
- Mẫu Phiếu điều tra khảo sát xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố