tin hoạt động của sở
Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Xây dựng mô hình sản xuất giống và thâm canh cà chua trái vụ, an toàn tại Hà Nội
Ngày đăng: 12:17 03/01/2023 | Lượt xem: 84
Đỗ Minh
Ngày 28/12/2022, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá quá trình thực hiện và kết quả của dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống và thâm canh cà chua trái vụ, an toàn tại Hà Nội”, mã số P. 2020.03. Dự án do TS. Tô Thị Thu Hà – Viện Nghiên cứu nông lâm nghiệp Thăng Long làm Chủ nhiệm.
Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố do GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn – Viện trưởng Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, Chủ nhiệm Chương trình KH&CN cấp Thành phố CT04 làm Chủ tịch. TS. Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội là Phó Chủ tịch Hội đồng; đại diện các phòng của Sở KH&CN.
Cà chua (Lycopercicum esculentum Mill) là một trong những loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng và kinh tế cao. Cà chua không chỉ được sử dụng trong ăn tươi mà còn là nguyên liệu phong phú cho ngành công nghiệp chế biến. Hiện nay, ở Hà Nội trồng cà chua vụ xuân hè và thu đông để giải quyết vấn đề thiếu hụt cà chua trái vụ. Tuy nhiên, cà chua ở những vụ này chỉ được trồng rải rác ở một số địa phương do không có bộ giống chịu nhiệt tốt, nắng nóng và mưa bão làm giảm năng suất 40-50%. Đặc biệt nếu trồng thời điểm trái vụ cả chua bị áp lực sâu bệnh nhiều, nhất là bệnh héo xanh vi khuẩn làm tăng chi phí sản xuất do phải sử dụng nhiều thuốc BVTV, dẫn tới tăng giá thành sản phẩm và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những năm gần đây, Viện Nghiên cứu Rau quả và Viện Nghiên cứu Nông lâm nghiệp Thăng Long đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình ghép cả chua trên gốc cà chua để áp dụng cho sản xuất tại các tỉnh phía Bắc. Ưu điểm của cả chua ghép trên cả chua là khả năng kháng bệnh từ đất cao, kỹ thuật ghép đơn giản và tỷ lệ sống cao hơn so với ghép trên gốc cà tím do khả năng tiếp hợp tốt, đồng thời giá thành cây giống thấp nên lợi nhuận tăng.
Xuất phát từ nghiên cứu đó, dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống và thâm canh cà chua trái vụ, an toàn tại Hà Nội”được thực hiện nhằm mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện được quy trình sản xuất giống cả chua bằng phương pháp ghép cả chua trên gốc cả chua và quy trình thâm canh cả chua trái vụ, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, phù hợp với điều kiện của Hà Nội, góp phần mở rộng diện tích cả chua trái vụ trên địa bàn.
Dự án xác định các mục tiêu cụ thể cần đạt được là:
- Hoàn thiện được 01 quy trình sản xuất cây giống bằng phương pháp ghép cả chua trên gốc cả chua. - Hoàn thiện được 01 quy trinh thâm canh cả chua trái vụ đảm bảo an toàn thực phẩm phù hợp với điều kiện Hà Nội.
- Xây dựng được 01 mô hình sản xuất giống cà chua ghép trên gốc cà chua theo quy mô hộ gia đình, quy mô 300.000 cây giống, đạt tỷ lệ xuất vườn >85%.
- Xây dựng được 02 mô hình thâm canh cà chua trái vụ, đảm bảo an toàn thực phẩm với năng suất đạt trên 48 tấn/ha, chống chịu tốt với bệnh héo xanh vi khuẩn, kéo dài thời gian thu hoạch tối thiểu 02 tháng so với sản xuất cả chua đại trả (muộn hơn 1 tháng vụ xuân hè và sớm hơn 1 tháng vụ hè thu), quy mô 02 ha/ mô hình tại Hà Nội.
Dự án Xây dựng mô hình sản xuất giống và thâm canh cà chua trái vụ, an toàn được triển khai tại Hà Nội đã góp phần củng cố quy trình sản xuất giống cà chua ghép trên gốc cà chua và quy trình thâm canh cà chua trái vụ an toàn. Tạo cơ hội để mở rộng diện tích trồng cà chua trái vụ bằng công nghệ ghép ở quy mô lớn trên địa bàn Hà Nội.
Giống cà chua ghép trồng an toàn, trồng trái vụ được thu hoạch vào thời điểm không có hoặc ít cà chua bán trên thị trường, có ưu thế rất lớn so với cả chua cùng thời điểm về giá cả do không phải vận chuyển xa như từ Trung Quốc hoặc Lào Cai, Lâm Đồng. Hơn nữa, chất lượng cả chua ghép an toàn trái vụ còn có chất lượng vượt trội so với cả chua thường do được trồng theo quy trinh an toàn và thu hái tiêu thụ trong ngày nên không sử dụng thuốc bảo quản. Vì vậy, sản phẩm này rất có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là cung cấp ngay cho thị trường của thành phố Hà Nội.
Công nghệ ghép cà chua trái vụ, an toàn được đưa vào sản xuất là cơ sở phát triển nhanh công nghệ mới phù hợp với các vùng sinh thái của Hà Nội, nhanh chóng hình thành vùng sản xuất hàng hoá, loại hình sản xuất mới cho địa phương. Vùng sản xuất cả chua ghép trái vụ, an toàn hàng hoa được hình thành sẽ thu hút lao động trong các hộ dân tham gia vào quá trình sản xuất, nâng cao thu nhập cho người lao động, nhà sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đồng thời tạo thành vùng nguyên liệu có chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thành phố, tạo nguồn thu ngân sách cho địa phương. Ngoài ra, các tiến bộ kỹ thuật mới trên cây cà chua ghép trái vụ an toàn sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển mở rộng cà chua ở địa bản các tỉnh lân cận.
Ngoài những sản phẩm của dự án như: Quy trình, mô hình sản phẩm ăn tươi, tập huấn,...Dự án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nhanh cả chua ghép trái vụ chất lượng cao của thành phố Hà Nội, tăng khả năng phát triển cà chua trong thời điểm nắng nóng bằng công nghệ ghép cả chua trên gốc cả chua. Đặc biệt, công nghệ ghép cả chua trái vụ cho chất lượng cao sẽ lan tỏa nhanh trong sản xuất, góp phần làm tăng thu nhập của các hộ nông dân vùng ngoại thành của thành phố Hà Nội.
Quy trình sản xuất cà chua ghép trên gốc cả chua trái vụ, an toàn là công nghệ mới, chống chịu được sâu bệnh hại từ đất và chịu thời tiết bất thuận. Áp dụng quy trình vào sản xuất tác động nhanh và trực tiếp lên cách nghĩ và cách làm của các hộ nông dân, thay đổi thói quen lạm dụng phân bón hoá học và hoá chất BVTV, bảo vệ sức khoẻ của con người, bảo vệ đất trồng và môi trường sinh thái, hưởng đến nền nông nghiệp ổn định bền vững.
Các thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố đánh giá cao sự nghiêm túc và những kết quả đạt được của đề tài, đồng thời nhất trí nghiệm thu đề tài đạt loại Khá.
các tin khác
- Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố: Nghiên cứu đề xuất phân cấp, phân quyền ở Thành phố Hà Nội
- Nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp Thành phố Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị chuyên dụng và công nghệ sản xuất đồ chơi gỗ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giảm ô nhiễm môi trường tại làng nghề Hà Nội
- Kiểm tra kết quả triển khai thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU của Thành đoàn Hà Nội
- Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân năm 2022 của Thành phố Hà Nội
- Kiểm tra kết quả triển khai thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU với Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng
- Hội thảo “Chuyển đổi số và Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp”
- Hội thảo “Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước”
- Triển lãm Chuyển đổi số và Đổi mới sáng tạo Hà Nội năm 2022 thành công tốt đẹp
- KHAI MẠC TRIỂN LÃM CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO HÀ NỘI NĂM 2022
Thông báo
- Thông báo về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố, nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 để tuyển chọn trong kỳ kế hoạch năm 2023.
- Thông báo Về kết quả thi trình bày đề án kỳ thi tuyển chức danh Trưởng phòng An toàn bức xạ và hạt nhân
- Thông báo giải thể Trung tâm Hỗ trợ khoa học, công nghệ doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Thông báo Quyết định Về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023
- Thông báo Về việc tổ chức thi trình bày Đề án thi tuyển chức danh Trưởng phòng An toàn bức xạ và hạt nhân
Hướng dẫn
- Hướng dẫn đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố 2023
- Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội hướng dẫn các đơn vị đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN năm 2021
- Mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015
- Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội năm 2020
- Mẫu Phiếu điều tra khảo sát xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố