hướng dẫn
- Danh mục dữ liệu mở tháng 11/2024 lĩnh vực Tiêu... (04/12/2024)
- Quyết định số 1044/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính... (03/12/2024)
- Luật số 35/2024/QH15 của Quốc hội: Luật Đường bộ (03/12/2024)
- Luật số 25/2023/QH15 của Quốc hội: Luật Quản... (03/12/2024)
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh đổi mới sáng... (02/12/2024)
video
Video
THĂM DÒ Ý KIẾN
liên kết website
sở hữu trí tuệ
Ngày 29/3/2024, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024.
Đỗ Minh
Ngày 29/3/2024, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024.
Đây là sự kiện thường niên được Cục SHTT tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước về SHTT năm 2023 và định hướng cho hoạt động SHTT trong thời gian tới. Sự kiện là diễn đàn quan trọng của ngành KH&CN nhằm đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động SHTT ở các địa phương, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước.
Tham dự Hội nghị có đồng chí Huỳnh Thành Đạt - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng chí Bùi Thế Duy - Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng chí Lê Hồng Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội, đại diện một số bộ, ngành có liên quan, các trường đại học, viên nghiên cứu, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp (SHCN) và đại biểu 63 Sở KH&CN trên cả nước.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh: Hội nghị Sở hữu trí tuệ hằng năm đã trở thành diễn đàn quan trọng của ngành khoa học và công nghệ, nơi Bộ Khoa học và Công nghệ, trực tiếp là Cục Sở hữu trí tuệ báo cáo về hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Trung ương. Đây là nơi để trao đổi về hoạt động sở hữu trí tuệ ở các địa phương, ở các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học.
Hội nghị năm nay được tổ chức tại Hà Nội càng có ý nghĩa hơn khi Hà Nội là thành phố đứng đầu trong Bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023. Đây cũng là địa phương có tổng số đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đứng đầu cả nước.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho rằng: Các kinh nghiệm của Hà Nội trong việc xây dựng và khai thác tài sản trí tuệ sẽ được học hỏi, nhân rộng, góp phần quan trọng vào sự phát triển của hoạt động sở hữu trí tuệ của cả nước.
Năm 2023, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong đó nổi bật là việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật... Tuy nhiên, nhiều hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đang đứng trước thách thức to lớn của việc phải đổi mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước như vấn đề tốc độ và chất lượng xử lý đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp; công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp; hiệu quả của hoạt động quản lý tài sản trí tuệ sau khi được bảo hộ, đặc biệt là đối với các sản phẩm chủ lực, tiềm năng của địa phương…
Phát biểu chào mừng Hội nghị, đồng chí Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội cho biết: Cùng với cả nước, Hà Nội đang thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố. Một trong những nhiệm vụ và cũng là giải pháp quan trọng là cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thành phố chủ trọng đẩy mạnh phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Tập trung phát triển khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm. Hỗ trợ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn. Trong thời gian gần đây, số lượng đăng ký sở hữu công nghiệp tăng lên đáng kể đã góp phần nâng cao giá trị tinh thần và vật chất cho xã hội. Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng bằng và đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, việc Hà Nội là địa phương đứng đầu kết quả xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, càng khẳng định vai trò của địa phương trong thúc đẩy công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện cho Thủ đô bứt phá, phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng là Thủ đô "Văn hiến, văn minh, hiện đại" phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
Hội nghị đã được nghe đại diện Cục Sở hữu trí tuệ báo cáo về Tổng quan hoạt động quản lý nhà nước về SHCN năm 2023, định hướng nhiệm vụ năm 2024 và một số điểm mới trong pháp luật về SHCN.
Qua tổng kết việc thực hiện các nhiệm vụ năm 2023 cho thấy, hoạt động SHTT ngày càng gắn kết và phục vụ phát triển kinh tế- xã hội; phát triển TSTT ngày có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia và các địa phương. Số lượng đơn đăng ký xác lập quyền SHCN tăng khá cao (8,5%), trong đó đơn sáng chế tăng 10,6%, đơn KDCN tăng 11,8%; kết quả xử lý đơn xác lập quyền SHCN tăng 13,2% so với năm 2022; Công tác hội nhập và hợp tác quốc tế về SHTT được duy trì và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của đất nước.
Tại các địa phương, công tác quản lý nhà nước về SHCN của các địa phương trong năm 2023 đã đạt được những thành quả nhất định, trong đó có thể kể đến các mặt công tác đạt được hiệu quả tốt, như hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về SHCN, hoạt động tư vấn, hướng dẫn việc đăng ký xác lập và bảo vệ quyền SHCN, công tác khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng kiến, sáng tạo. Một số địa phương tiêu biểu như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Cần Thơ, An Giang, v.v.. đã thực hiện công tác quản lý nhà nước về SHCN đạt kết quả tốt. Những kết quả trong năm 2023 cho thấy hoạt động quản lý nhà nước về SHCN ở các địa phương đã đạt được một số thành tích nhất định, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tại Hội nghị, dưới sự điều hành của lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ và Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, các đại biểu đã được nghe báo cáo tham luận về các nội dung hoạt động sở hữu trí tuệ tại một số địa phương như: Hoạt động SHCN tại Hà Nội: thực trạng và định hướng hoạt động năm 2024; Báo cáo về công tác thực thi quyền SHCN và thanh tra chuyên đề về SHCN tại Bình Định; Báo cáo và đề xuất về quản lý hoạt động sáng kiến tại Thành phố Hồ Chí Minh; Báo cáo về tình hình phát triển tài sản trí tuệ tại Lạng Sơn…
Tham luận tại Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024, đồng chí Nguyễn Quốc Hà – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội nhấn mạnh: Thực hiện mục tiêu theo Quyết định số 3567/QĐ-UBND của UBND Thành phố và Chương trình 07 của Thành ủy Hà Nội, tối thiểu 40% các sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ. Đến nay, đã có 198/307 sản phẩm OCOP của cộng đồng được hỗ trợ bảo hộ, đạt 64,5%. Ngoài ra, Thành phố đã triển khai 73 nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ (01 nhiệm vụ chỉ dẫn địa lý; 12 nhiệm vụ nhãn hiệu chứng nhận và 60 nhiệm vụ đăng ký nhãn hiệu tập thể). Theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2023, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là 17.539 đơn. Số lượng văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp đã được cấp là 9.338.
Với những kết quả đã đạt được, bước đầu Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của thành phố Hà Nội đã có tác động tích cực, hiệu quả. Qua đó, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân khai thác thương mại sản phẩm, nâng cao uy tín, chất lượng, giá trị; mở rộng thị trường của sản phẩm, giúp cho người dân nâng cao thu nhập. Các hoạt động thúc đẩy sáng kiến và đổi mới sáng tạo; tập huấn, tuyên truyền kiến thức sở hữu trí tuệ; hội thảo chuyên ngành và triển lãm kết quả phát triển tài sản trí tuệ cũng được triển khai đồng bộ và toàn diện.
Tại Hội nghị năm nay, bên cạnh những vấn đề truyền thống về quản lý nhà nước như xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xác lập quyền, v.v., Các đại biểu dự Hội nghị đã được nghe báo cáo, tham luận và trao đổi, thảo luận, sôi nổi về những xu hướng lớn của hoạt động sở hữu công nghiệp trên thế giới; Tình hình phát triển tài sản trí tuệ tại Việt Nam - một số vấn đề cần lưu ý; ; Sở hữu trí tuệ với công tác bảo hộ, quản lý và phát triển sản phẩm OCOP; Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài: một số đánh giá từ hoạt động xúc tiến thương mại; Một số quy định pháp luật, thực trạng và những vướng mắc trong hoạt động hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài cho các doanh nghiệp và sản phẩm chủ lực địa phương; Giới thiệu một số quy định mới trong pháp luật SHCN của Việt Nam; Thảo luận những giải pháp giải quyết các vướng mắc trong hoạt động SHCN và sáng kiến ở Trung ương và các địa phương…
Hội nghị, đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các đại biểu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ở cả Trung ương và địa phương để có những định hướng phù hợp trong tham mưu, đề xuất chính sách, xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động về sở hữu trí tuệ trong năm 2024.
Bên lề Hội nghị còn diễn ra Triển lãm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm sở hữu trí tuệ, sản phẩm OCOP và sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Trong khuôn khổ sự kiện, các đại biểu tham dự Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024 đã có chuyến khảo sát thực tế, tham quan mô hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Sữa Ba Vì” tại Công ty Cổ phần sữa quốc tế Ba Vì, Hà Nội và dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9 – Đá Chông.
CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
- Danh mục dữ liệu mở tháng 11/2024 lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (04/12/2024)
- Quyết định số 1044/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Kế hoạch triển... (03/12/2024)
- Luật số 35/2024/QH15 của Quốc hội: Luật Đường bộ (03/12/2024)
- Luật số 25/2023/QH15 của Quốc hội: Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng... (03/12/2024)
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp nhóm ngành... (02/12/2024)